Lê Quát là ai? Trạng Quét xuất thân từ nghề quét rác

Nguyễn Minh Khánh
tháng 4 27, 2021
Last Updated

Lê Quát với xuất thân nghèo hèn được biết đến như trạng Quét trong dân gian Việt Nam. Ông là danh sĩ nổi tiếng, nhà thơ, quan lớn triều đại nhà Trần. Cuộc đời của ông nổi bật với tấm gương chịu khó, hiếu học dù gia cảnh khó khăn. Lê Quát là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của ông sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Lê Quát là ai

Lê Quát (1319-1386) có tên tự Bá Đạt (có sách ghi tên tự là Bá Quát), tên hiệu Mai Phong, bí danh Lương Giang. Lê Quát và Phạm Sư Mạnh đều là học trò xuất sắc của nhà giáo, nhà nho Chu Văn An. Ông là người cương trực sở hữu tài văn chương, thi từ xuất chúng.
Lê Quát là ai


Mặc dù gia cảnh Lê Quát khó khăn nhưng ông đã thi đỗ Thái học sinh và giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới 3 triều vua Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông. Ông từng giữ đến chức vụ Thượng thư hữu bật kiêm Nhập nội hành khiển (chức quan chỉ dưới Tể tướng). 
Hành trình vượt khó để đạt được công danh của vị Trạng Quét đã trở thành tấm gương sáng về tinh thần hiếu học, được lưu truyền trong các câu chuyện dân gian. 
Dưới thời nhà Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo với rất đông dân chúng tin theo. Tuy nhiên, nạn dị đoan bắt nguồn từ các tín đồ Phật giáo xảy ra. Lê Quát là một trong những vị quan hiếm hoi bài xích những quan điểm dị đoan sai lầm và đề cao tư tưởng Nho giáo. 

Gia đình và tuổi thơ

 Lê Quát sinh ra trong một gia đình nghèo ở hương Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, dòng dõi thái sư Lê Văn Thịnh. Cha ông qua đời từ khi ông còn nhỏ và gia đình chỉ có 2 mẹ con.
 Gia cảnh khó khăn, ông và mẹ phải mưu sinh bằng công việc quét dọn rác ở chợ. Tuy nhiên, mẹ của Lê Quát vẫn cố gắng để ông được đi học tử tế. Thuở nhỏ, Lê Quát rất thông minh và sớm thể hiện tài năng trong lĩnh vực văn chương, thi từ. 
Trạng quét lê quát


 Tương truyền, Lê Quát đến nhà một vị quan về hưu để xin nước uống. Quan biết ông đang là học trò bèn thử tài kinh sử. Lê Quát đã trả lời chính xác các câu hỏi của vị quan này. Kể từ đó, vị quan đã hỗ trợ tài chính cho ông trên con đường công danh. Sau này, vị quan này còn gả con gái của mình cho Lê Quát bất chấp định kiến của xã hội. 
 Vợ Lê Quát tính danh chưa rõ nhưng bà hết lòng chăm lo gia đình để Lê Quát an tâm học hành. Câu chuyện giữa Lê Quát và vợ đã được lưu truyền thành nhiều giai thoại thú vị trong dân gian. 
 Ông và bà có một người con trai tên là Lê Giốc hay Lê Giác, giữ chức Kinh doãn thành Thăng Long. Khi quân Chiêm chiếm đóng kinh thành, Lê Giốc quyết không quỳ lạy mà còn mắng chửi quân giặc rồi bị giặc giết chết. Sau khi mất, ông được triều đình phong làm “Mạ tặc trung vũ hầu” mang ý nghĩa “vị hầu trung dũng chửi giặc”. Cháu Lê Quát tên gọi Lê Nhuế được phong làm Chánh trưởng bốn cục Cận thị chi hậu.

Sự nghiệp

Tương truyền, Lê Quát rời bỏ quê nhà lên kinh thành và theo học thầy giáo Chu Văn. Ông và đồng môn Phạm Sư Mạnh luôn giữ trọn lễ nghĩa với thầy ngay cả khi thành đạt. 
Lê Quát thi đậu Thái học sinh ( tương đương với tiến sĩ) và bắt đầu con đường làm quan dưới triều vua Trần Minh Tông. Lúc này, nhiều nhân tài kiệt xuất cũng bắt đầu tham gia vào triều chính như Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu,... 
Vào năm 1958, Lê Quát được đề cử giữ chức Tả tư lang kiêm Hàn Lâm Viện phụng chỉ. Vốn tài năng xuất chúng, Lê Quát nhanh chóng giành được sự tín nhiệm của vua và quần thần. Ông được tấn thăng chức Thượng thư hữu bộc xạ không lâu sau đó. 
Đến năm 1966, vua cử Thượng thư hữu bộc xạ Lê Quát và Thượng thư tả bộc xạ Phạm Sư Mạnh đi duyệt sổ đinh ( tương đương với sổ hộ khẩu ngày nay). Sau khi hoàn thành công tác, ông được thăng chức trở thành Thượng thư hữu bật, Nhập nội hành khiển.
Tuy giữ chức vụ cao, nhưng ông không để công việc hạn chế những suy nghĩ và ý tưởng phóng khoáng của mình. Lê Quát luôn mong muốn bài trừ những tệ nạn Phật giáo và chấn hưng Nho giáo. Tuy nhiên, triều đại nhà Trần bấy giờ đã bắt đầu suy yếu, vua không nghe lời can gián của ông. Cho đến khi qua đời, ông vẫn không thể hoàn thành tâm nguyện và ra đi trong ngậm ngùi. 

Tác phẩm

Sinh thời, Lê Quát thường hay làm thơ, viết văn. Tài văn chương hiếm có của ông khiến nhiều người phải khâm phục. 
Tuy nhiên, phần lớn các tác phẩm của Lê Quát đã thất truyền. Hiện nay, chúng ta chỉ lưu giữ được 7 bài thơ gồm có:
  • Cưu trượng.
  • Đăng cao.
  • Đồng hổ.
  • Nhạn túc đăng.
  • Thư hoài kỳ 1.
  • Thư hoài kỳ 2.
  • Tống Phạm công Sư Mạnh bắc sứ.
Trong đó, 7 bài thơ được lưu giữ trong tác phẩm Toàn Việt thi lục và Tinh tuyển chư gia luật thi. Riêng bài văn bia Bắc Giang Bái thôn Thiệu Hưng tự bi ký được ghi chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. 
Bài thơ Tống Phạm công Sư Mạnh bắc sứ được ông sáng tác tặng cho Phạm Sư Mạnh chuẩn bị đi sứ như sau:
Bài thơ:
Tống Phạm công Sư Mạnh bắc sứ
Dịch lộ tam thiên quân cứ an.
Hải môn thập nhị ngã hoàn san.
Triều trung sứ giả thiên biên khách.
Quán đắc công danh ngũ đắc nhàn.
Bản dịch:
Người tựa trên yên trải dặm ngàn.
Kẻ về cửa bể cách quan san.
Sứ thần dật khách nào hơn kém.
Ông được công danh, tớ được nhàn.
Lê Quát quả là danh sĩ nổi tiếng với tấm lòng yêu nước, tài hoa xuất chúng. Holaai.org vừa gửi đến bạn những thông tin về Lê Quát với tấm gương sáng về tinh thần hiếu học. Bạn hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách theo dõi những bài viết theo. 
Bài viết có sử dụng nguồn thông tin từ sách tham khảo:
Cao Tự Thanh, sách Việt Nam bách gia thi, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2005.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư quyển 12. 

TrendingTrang chủ