Tiểu sử Trương Hán Siêu - Tuyệt phẩm Bạch Đằng Giang phú

Nguyễn Minh Khánh
tháng 1 09, 2023
Last Updated

Trương Hán Siêu là bậc kỳ tài văn võ song toàn. Tác phẩm Bạch Đằng Giang phú do ông sáng tác đã được xem như tuyệt tác trong nền văn học nước nhà. Hãy cùng chúng tôi khám phá cuộc đời, công, tội và những câu chuyện về vị quan lắm tài nhiều tật này nhé!

Tiểu sử Trương Hán Siêu

Trương Hán Siêu (1274 - tháng 11 năm 1354) quê ở làng Phước Ninh, huyện An Ninh, lộ Tràng An (nay là huyện Phước Thành, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Ông là vị quan dưới 4 đời vua nhà Trần, đã từng giữ các chức như: Hàn lâm học sĩ, Hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung, Thượng thư. Không những thế ông còn là một danh nhân văn hóa lớn và đã có rất nhiều văn chương nổi tiếng điển hình như Bạch Đằng giang phú - được coi là một áng thiên cổ hùng văn rất được lưu truyền qua nhiều đời.

Trương Hán Siêu
Chân dung Trương Hán Siêu được tái hiện trong một bộ phim lịch sử

Theo sách sử cho biết Trương Hán Siêu lúc ban đầu chính là khách mời của Trần Hưng Đạo, nhưng ông lại là một người học vấn thâm uyên, người học cao hiểu rộng. Ông đã được nhà văn nổi tiếng viết  về mình như: Trương Hán Siêu “lập nhiều công trong 2 lần đánh giặc Nguyên lần thứ 2 và lần thứ 3”

Cả ông và Nguyễn Trung Ngạn đều là quan của nhà Trần và cả hai đều sống đến hơn 80 tuổi.

Thân thế và học vấn

Trương Hán Siêu là người không rõ thân thế xuất thân trong gia đình như thế nào? Hoặc cha mẹ ông tên gì? Gia đình ra sao, đây là một bí ẩn chưa có lời giải đáp. Lúc nhỏ ông là người ra sao vẫn không ai được biết, các sổ sách sử đều không ghi lại được ngày sinh hoặc quá trình học vấn của ông chỉ biết ông là người rất giỏi về mọi mặt. Điểm xuất phát mà mọi người hay nhắc tới đó chính là ông là môn khách của Trần Hưng Đạo.

Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Quốc Tuấn, tính tình cương trực, học vấn uyên thâm. Ông đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông phong làm Hàn lâm học sĩ. Đời Trần Minh Tông giữ chức Hành khiển. Sang đời Trần Hiến Tông năm 1339 làm môn hạ hữu ty lang trung, đến đời Trần Dụ Tông năm 1342 đổi sang tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm tham tri chính sự.

Năm Quý Tỵ 1353, ông lãnh quân Thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế), giữ đất này yên ổn. Tháng 11 năm sau, ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua cho truy tặng hàm thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.

Ông là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Lúc trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này.

Sự nghiệp

Trương Hán Siêu là một người có học vấn và gia thế như vậy. Hãy cùng mình tìm hiểu xem sự nghiệp của ông sẽ diễn ra như thế nào? Hãy theo dõi phần dưới để biết thêm về sự nghiệp của ông nhé!

Sự nghiệp chính trị

Trương Hán Siêu là một người học vấn cao, người biết nhìn xa trông rộng không những thế ông còn là một nhà sử học và học giả nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Ông luôn được vua nhà Trần coi trọng và ông đã được giữ nhiều chức khác nhau như:

  • Vào năm 1308, dưới thời vua Trần Anh Tông đã phong Trương Hán Siêu làm Hàn lâm học sĩ.
  • Đến năm 1314, dưới thời vua Trần Minh Tông phong Trương Hán Siêu làm Hành khiển.
  • Vào năm 1339, dưới thời vua Trần Hiến Tông phong Trương Hán Siêu giữ chức Hữu ty lang trung.
  • Năm 1342, dưới thời vua Trần Dụ Tông đã phong Trương Hán Siêu giữ chức Tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ tại Lạng Giang, tiếp đó đã thăng Tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm Tham tri chính sự (như chức Thượng thư). Đến tháng 11 năm sau, ông đã cáo bệnh xin về dưỡng bệnh, nhưng chưa về với kinh sư thì đã chết vì bệnh. Sau khi ông qua đời, vua đã truy tặng ông danh hiệu Thái Bảo.
  • Đến năm 1363, vua Trần Nghệ Tông đã truy tặng Trương Hán Siêu chức Thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372) và nổi tiếng như các nhà hiền triết cổ đại.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Phan Phu Tiên nhận xét về nhà Trần thờ phụng Trương Hán Siêu và Chu Văn An ở Văn miếu như sau:

“Bậc danh nho các đời có bài trừ được dị đoan, truyền giữ được đạo thống thì mới được tòng tự ở Văn Miếu, thế là để tỏ rõ đạo học có ngọn nguồn. Nghệ Tông cho Chu An, Trương Hán Siêu được dự vào đó, thì Hán Siêu là người cứng cỏi, bài xích đạo Phật, An sửa mình trong sạch, bền giữ khí tiết, không cầu hiển đạt”.

Sự nghiệp văn học

Trương Hán Siêu là người có học vấn thâm sâu, có lòng yêu nước được các đời vua Trần tôn kính. Tuy nhiên ông lại là người cứng cỏi và phản đối đạo Phật, ông là người có rất nhiều sáng tác về văn học nhưng theo thời  gian các tác phẩm của ông chỉ còn 7 bài thơ và 2 bài văn xuôi viết bằng chữ hán chẳng hạn như:

  • Quá Tống đô (Qua kinh đô nhà Tống).
  • Hóa Châu tác (Thơ làm ở Hóa Châu).
  • Dục Thúy sơn ( Núi Dục Thúy).
  • Cúc hoa bách vịnh (Vịnh hoa cúc còn 4 bài).
  • Dục Thúy sơn linh tế tháp ký (Bài ký tháp linh tế núi Dục Thúy).
  • Khai Nghiêm tự bi ký (Văn bia chùa Khai Nghiêm). 

Ngoài ra, ông còn 2 quyển sách khác vẫn còn đang bị thất lạc và chưa tìm được như: Hòa triều đại điển và Hình thư đây là quyển soạn chung với Nguyễn Trung Ngạn.

Bên cạnh đó, Trương Hán Siêu còn biên soạn các quyển như Linh tế thập ký (bài ký Linh Tế), Quang nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm) đây là những bài có sự đề cao Nho học và có những lời lẽ không tốt phê phán Phật giáo.Không những thế ông còn là nhà văn hóa có tầm như du lịch sớm nhất Việt Nam.

Tuyệt phẩm Bạch Đằng Giang Phú

Không chỉ vậy, Trương Hán Siêu còn để lại cho đời nhiều tác phẩm hay chẳng hạn như:

Bạch Đằng Giang phú. Đây là tác phẩm hay nhất của Trương Hán Siêu, tiêu biểu của văn học yêu nước dưới thời nhà  Lý - Trần,

Bạch Đằng Giang phú không chỉ là một đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học mà còn được xem như một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Tác phẩm này biểu hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống và  những anh hùng hy sinh vì nghĩa, khẳng định truyền thống chiến đấu cho giang sơn sáng ngời của dân tộc ta. 

Chính vì điều đó, Bạch Đằng giang phú thể hiện được tư tưởng nhân văn cao đẹp của con người trước lịch sử. Vì thế, tác phẩm này đã trở thành áng văn bất hủ  của người Việt Nam lúc bấy giờ.

"Giặc tan muôn thuở thăng bình,

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao".

Từ thời Trần cho đến nay, Bạch Đằng giang phú là một trong những bài phú chữ Hán nổi tiếng nhất. Tác phẩm này có rất nhiều vấn đề cần phải được giải đáp. Một trong số đó là vấn đề cốt  tử làm nên sức mạnh lâu dài của nó có lẽ đó chính là nỗi lòng của Trương Thăng Phủ với vấn đề về sứ mạng của vương triều nhà họ Trần và sứ mệnh xâu xa hơn đó là sứ mệnh của nước Đại Việt lúc bấy giờ.

Tác phẩm Bạch Đằng giang phú được viết theo phú cổ thể, nguyên tắc viết bằng chữ Hán. Tác phẩm được viết theo hình thức hỏi đáp giữa chủ và khách. Trương Hán Siêu đã xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chủ và khách với 2 con người khác nhau: 

Chủ là người lão làng (bô lão) ở ven sông Bạch Đằng gặp khách, cũng là người dân địa phương đã từng chứng kiến, tham gia trận chiến.

Cả hai nhân vật đều được xây dựng hư cấu nhằm bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ về đất nước, dân tộc. Còn khách là một nhân vật tìm đến sông, nhân vật này rất yêu thiên nhiên. Không những thế, vị khách này vô cùng yêu thích và ngưỡng mộ những chiến công oai liệt và noi gương theo Tử Trường (sử gia nổi tiếng của Trung Quốc đời Hán).

Câu chuyện Trương Hán Siêu

Cuộc đời Trương Hán Siêu không phải là một người hoàn toàn hoàn hảo về mọi mặt mà ông cũng có những tì vết. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ông đã khinh bỉ những người cùng hàng và không giao du với họ. 

Tuy nhiên, ông lại chơi thân với bọn Phạm Nghiêu Tư, gặp quan thầy thuốc thì thế nào cũng đùa bợt nói cười, ông cho rằng họ đều là những kẻ không đồng điệu với ông. Không những thế ông còn người coi trọng sự giàu có thể hiện qua:

Khi ông coi đất Lạng Giang thì gả con gái cho tù trưởng đất ấy là Nùng Ích Vấn.

Khi ông cai quản chùa Huỳnh Lâm thì gả con gái cho tam bảo nô Nguyễn Chế.

Chính những điều này Đại Việt Sử ký Toàn thư mới viết rằng:

“...Trương Hán Siêu là ông quan văn học, vượt hẳn mọi người, tuy cứng cỏi, chính trực nhưng lại chơi với kẻ không đáng chơi, gả con gái cho người không đáng gả....”

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện nay lại cho rằng Trương Hán siêu không giao du với những người cùng hàng vì trước đây những người này đã học cùng trường với ông. Vì Nguyễn Văn Long đã vu oan cho ông khiến ông phải đào tẩu, chính những con người  này đã hùa theo công kích kết tội ông. Vì chuyện này ông đã không tha thứ và làm thân với họ.

Hơn thế nữa, Trương Hán Siêu cũng chính là người cố vấn chính cho Trần Hưng Đạo, nhưng lại giấu mặt khi Trần Ích Tắc chưa trốn theo nhà Nguyên. Sau khi Trần Ích Tắc bại lộ thì ông ra mặt công khai đã ở chung với Trần Hưng Đạo ngày đêm để bàn việc quân. Ông là người rất giỏi võ nghệ yêu âm nhạc, nhưng lại là người không thích đạo Phật.

Với những kế hoạch lấy không đánh có, lấy nhu thắng cương, vườn không nhà trống, lấy ít đánh nhiều được ông phát triển thành đỉnh cao và hoàn hảo, được phổ biến đến tận làng xã, tập cho dân làng biết làm theo hiệu lệnh từ trung ương một cách nhanh chóng. 

Trương Hán Siêu lúc còn sống thì bọn gian thần không dám lộng hành. Cho đến khi ông mất và Phạm Ngũ Lão cũng mất thì một mình Chu Văn An còn không đủ sức đối phó với bọn gian thần vì vậy đã cáo quan về dạy học.

>> Có thể bạn muốn xem thêm bài viết về người thầy được vạn thế ghi danh Chu Văn An.

Cái chết và đền thờ

Năm 1353 khi thống lĩnh đạo quân Thần Sách đi trấn đất Hóa Châu (Bình Trị Thiên) ông bị bệnh nặng. Năm sau cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô ông đã qua đời.

Sau khi mất ông đã được lập đền thờ ngay tại chân núi Non Nước thuộc công viên Dục Thúy Sơn nằm ngay bên cạnh sông Đáy thuộc thành phố Ninh Bình. Đền thờ của ông được thiết kế theo kiểu chữ đinh, bao gồm 3 gian Bái Đường và 2 gian Hậu cung, 2 tầng mái được lợp bằng ngói, các góc có các đầu đao công vút lên.

Ngoài ra, người dân ở tưởng nhớ ông lập đền thờ ông ở khắp các tỉnh như: Hải Dương, Hà Nam,...

Ghi nhớ công lao

Đền thờ Trương Hán Siêu

Để ghi nhớ công ơn của ông, vì vậy nhân dân đã lập đền thờ của ông khắp mọi nơi điển hình như:

Tại Ninh Bình đền của ông lập tại chân núi Non Nước thuộc công viên Dục Thúy Sơn và nằm bên sông Đáy. Đền của Trương Hán Siêu được thiết kế theo kiểu chữ đinh bao gồm 3 gian Bái Đường và 2  gian Hậu cung, ngoài ra hai tầng mái lợp bằng ngói, các góc thì có các đầu đao cong vút lên..

Đền thờ Trương Hán Siêu
Đền thờ Trương Hán Siêu

Bên cạnh đó, tại làng Phúc Am xưa cũng thờ Trương Hán Siêu ở di tích chùa Đẩu Long, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình, Ninh Bình. Tại nơi đây, ông cũng được đúc tượng thờ tại di tích hành cung Vũ Lâm trong quần thể di sản thế giới Tràng An. Tại khu tưởng niệm danh nhân văn hóa ông đã được xây dựng trong khuôn viên khu di tích Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Ngoài ra đền thờ ông còn được xây dựng ở các tỉnh khác của đất nước nhằm tưởng nhớ ghi ơn những chiến công và những công trình văn hóa nghệ thuật mà ông đã để lại cho đời. Nhờ sự hy sinh một đời vì nước vì dân của ông, vì dân vì nước luôn đặt đất nước lên đầu.

Giải thưởng Trương Hán Siêu

Để nhớ công ơn và những tài năng của người anh hùng này, tại Ninh Bình đã tổ chức cuộc thi về lĩnh vực văn học - nghệ thuật và trao giải các tác phẩm tiêu biểu mang tên ông. Cũng tại nơi này hằng năm sẽ diễn ra lễ trao học bổng cho các học sinh xuất sắc của tỉnh Ninh Bình.

Những con đường đặt theo tên Trương Hán Siêu

Không những vậy để ghi nhớ công ơn lớn lao của ông, Việt Nam đã hình thành những con đường mang tên ông từ Bắc vào Nam điển hình các tỉnh có con đường mang tên ông như:

Tại 2 thành phố lớn của Việt Nam Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 

Ngoài ra, còn có các thành phố và tỉnh khác như: Thành phố Ninh Bình, Thành phố Nam Định, thành phố Hòa Bình, thành phố Đông Hà, thành phố Thanh Hóa, thành phố Hưng Yên, thành phố Hải Dương, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Buôn Ma Thuột,  thành phố Hải Phòng,  thành phố Kon Tum,...... Đặc biệt  tên ông còn đặt tại con đường đi qua Trường THPT cùng tên ở quê hương ông - Đây là ngôi trường đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Trên đây, Holaai vừa gửi đến bạn bài viết về Trương Hán Siêu - bậc kỳ tài cùng bày mưu tính kế đại phá quân Nguyên cùng Trần Hưng Đạo. Bạn có cảm nghĩ gì về nhân vật này? Hãy cho chúng tôi biết bên dưới.

Sách tham khảo:

Từ điển văn học tập II, Nhà xuất bản. Giáo dục, H. 1984, tr.463 và Bộ mới, Nhà xuất bản. Thế giới, 2004, tr.1861


TrendingTrang chủ