Tiểu sử Đà Lôi - Nội chiến gia tộc khiến Mông Cổ sụp đổ

Nguyễn Minh Khánh
tháng 1 08, 2023
Last Updated

Đà Lôi là ai? Đây là một trong những người con của Thành Cát Tư Hãn - người đã từ chối ngôi vị Khả Hãn đế quốc Mông Cổ. Cuộc đời, sự nghiệp và gia đình của ông ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những sự kiện trong đời Đà Lôi qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu sử của Đà Lôi

Đà Lôi ( 1193 – 1232) là con trai của Thành Cát Tư Hãn và Quang Hiếu hoàng hậu Bột Nhi Thiếp. Đà Lôi là vị dũng tướng, được cân nhắc kế thừa ngôi vị Khả Hãn từ Thành Cát Tư Hãn. Ông không được làm vua nhưng ông lại là cha 3 vị vua Mông Kha (Mongke), Húc Liệt Ngột (Hulagu) và Hốt Tất Liệt (Kublai Khan), những người lãnh đạo quan trọng trong lịch sử Đế quốc Mông Cổ.

Đà Lôi
Chân dung Đà Lôi

Cuộc đời của Đà Lôi gắn liền với những chiến công theo cha chinh phục lục địa Á -  Âu. Sau khi ông mất, gia tộc Đà Lôi đã diễn ra sự xung đột nội bộ góp phần dẫn đến sự tan rã của đế quốc Mông Cổ.

Gia đình và tuổi thơ

Không giống như những đứa trẻ cùng trang lứa khác, lúc còn rất nhỏ ông đã phò tá và ở cạnh Thành Cát Tư Hãn trong thời kỳ phụ hãn thống nhất đế chế Mông Cổ. Khi mới 5 tuổi, ông suýt chết khi bị kẻ thù ám sát của bộ tộcThái Đát (Tatar)i. Nhưng may lúc đó người chị Altani cùng 2 cận vệ của cha ông tới cứu sống.

Đến năm 1203, ông đã đính ước với cháu gái của người bạn thân thiết với tổ phụ Dã Tốc Cai, tên là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni trong lúc ông chỉ mới 10 tuổi.

Đà Lôi cùng với vợ của mình là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni đã có các con trai bao gồm:

  • Mongke (Mông Kha), Hốt Tất Liệt. 
  • Hulagu (Húc Liệt Ngột), Ariq Böke (A Lý Bất Ca).
  • Bujek Khan (Bất Xước), Suigedu, Xuebietai, Jörike (Tuế Ca Đô), Mukha Khan (Mạt Ca).
  • Moge, Satukhtai Khan, Qutuqtu, Jurikha Khan, Sabukhtai Khan.

Các con gái gồm có: Yesubuhua, Dumugan.

Sau khi tôn Oa Khoát Đài lên ngôi vua, ông vẫn giữ vị trí quan trọng trong triều đình nhưng vẫn không có gì nổi bật. Dù vậy nhưng gia đình ông lại có đóng góp lớn trong việc hình thành và phát triển đế quốc Mông Cổ. 

Các con của ông bao gồm Mông Kha, Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca đã trở thành Đại Hãn và đưa ông trở thành tổ tiên cuối cùng cai trị đế quốc Mông Cổ. Cuối cùng là nhà Nguyên (Trung Quốc) do người con thứ 2 Hốt Tất Liệt thành lập và cũng như hãn quốc Y Nhi do Húc Liệt Ngột sáng lập. 

Qua đây cho thấy ông quả là một người tài ba không chỉ ngoài chiến trường mà cả trong gia đình của mình. Ông luôn dạy dỗ những đứa con của mình trở thành những con người đầy tài ba, luôn có ý chí và mục tiêu rõ ràng.

Qua đó cho thấy tham vọng của các thế hệ sau này, chỉ vì địa vị mà chém giết lẫn nhau. Không giống như Đà Lôi đã nhường cho anh của mình. Điều đó cho thấy sự mất đoàn kết trong gia tộc và dẫn đến những hậu quả không lường trước.

Sự nghiệp của Đà Lôi

Từ nhỏ tới lớn, ông luôn theo cha chinh chiến khắp nơi. Bởi vậy, ông đã được rèn luyện và học tập rất nhiều từ cha. Ngoài ra, Đà Lôi rất được Thành Cát Tư Hãn yêu thương. Đến năm 1213, Đà Lôi cùng Thành Cát Tư Hãn trong trận chiến nam hạ chống lại nhà Kim. Vào năm 1221, ông đã lập nhiều chiến công lớn trong cuộc chiến với đế chế Hoa Thích Tử Mô (Khwarezm). Đặc biệt, ông còn trực tiếp chỉ huy đàn áp khởi nghĩa tại thành phố lớn ở Trung Á là Nishapur và Merv.

Hơn nữa, ông được đánh giá có những nét tính cách giống với Thành Cát Tư Hãn nhất. Vì vậy, ông đã được cân nhắc lên ngôi Khả Hãn đế quốc Mông Cổ cùng với người anh cả của mình là Oa Khoát Đài.

Nhưng cuối cùng Oa Khoát Đài đã được chọn lên ngôi vì khả năng chính trị hơn hẳn Đà Lôi.

Đến năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời. Trong 2 năm tiếp theo, Đà Lôi làm giám quốc, tự xưng hiệu Dã khả na nhan (chuyển tự La Mã: Yeqe noyan). Cho đến năm 1229, ông cùng với các người anh em còn lại triệu tập các quý tộc Mông Cổ tại hội nghị Khố Lý Đà (phiên âm Hán: 蒙古语, Kurultai) để bàn chuyện chọn người kế vị. Theo phong tục của người Mông Cổ con út sẽ là người giữ tất cả gia sản cũng như kế vị phụ hãn.

Về phần người anh cả phải tự ra ngoài lập nghiệp. Lúc này, Đà Lôi đang nắm giữ rất nhiều binh lính và đội binh tinh nhuệ (bao gồm 13 vạn quân, có hơn 10 vạn quân tinh nhuệ). Ông hoàn toàn có đủ lực lượng để cạnh tranh ngôi vị Khả Hãn

Dù vậy, ông đã nhường ngôi vị lại cho anh cả theo ý nguyện của Thành Cát Tư Hãn. Cuối cùng, ông tôn Oa Khoát Đài lên ngôi Đại Hãn.

Năm 1231, để hoàn tâm nguyên còn dang dở của Thành Cát Tư Hãn, ông cùng với Đại Hãn Oa Khoát Đài đã khởi binh phạt nhà Kim. Trong trận này, Đà Lôi được giao nhiệm vụ đi vòng qua Thiểm Tây để tập kích hậu phương quân Kim tại Biện Kinh. Tuy nhiên, Đà Lôi chưa chiếm được thành thì đột ngột ốm rồi qua đời.

>> Có thể bạn muốn biết thêm về Oa Khoát Đài.

Cái chết của Đà Lôi

Vào tháng 9 âm lịch năm 1232, tại thảo Nguyên Mông Cổ, Đà Lôi đã qua đời vì một trận ốm nặng. Trước khi mất, ông đã giao quyền lại cho con trai. Ông đã hy sinh một đời vì đất nước góp phần tạo nên đế quốc Mông Cổ hùng mạnh. Sự ra đi của ông khiến cho nhiều người phải đau buồn và tiếc nuối. 

Cái chết của ông được rất  ít các sách sử ghi lại, chỉ ghi ông bị bệnh và qua đời. Lăng mộ của Đà Lôi đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Để nhớ ơn ông và nhớ lại những câu chuyện anh hùng của ông, Đà Lôi từ nhân vật lịch sử đã hóa thành một nhân vật trong truyện Anh Hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung.

Tầm ảnh hưởng và nội chiến gia tộc Đà Lôi

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Đà Lôi chưa thực sự để lại dấu ấn sâu đậm. Tuy nhiên, vì ông là con trai của Thành Cát Tư Hãn nên gia tộc ông vẫn có những ảnh hưởng to lớn đến đế quốc Mông Cổ. Sau khi Đà Lôi, Oa Khoát Đài lần lượt qua đời, gia tộc Đà Lôi sẽ bước vào thời kỳ đỉnh cao của quyền lực. Con trai của ông là Mông Kha và Hốt Tất Liệt sẽ lần lượt lên ngôi Khả Hãn.

Tuy nhiên, chính sự việc này cũng dẫn đến sự phân liệt của đế quốc Mông Cổ. Hốt Tất Liệt và người em là A Lý Bất Ca dùng vũ lực tranh giành ngôi vị dẫn đến nội bộ Mông Cổ bất hòa. Sau này, dù Hốt Tất Liệt lên ngôi nhưng đế quốc Mông Cổ đã bị phân liệt thành các hãn quốc và nhà Nguyên. Như vậy, tầm ảnh hưởng của ông đến từ các thế hệ sau này.

Sau những bất hòa về gia tộc, cuộc chiến ngầm giữa gia tộc Đà  Lôi, gia tộc Oa Khoát Đài và gia tộc Truật Xích đã đưa đế quốc Mông Cổ từ một đất nước lớn đã phân ly và trở thành các Hãn quốc nhỏ hơn.

Một số câu hỏi thường gặp

  • Mối quan hệ giữa vị tướng lừng danh Đà Lôi và Thành Cát Tư Hãn là gì?

Đà Lôi là con trai út của Thành Cát Tư Hãn và Bột Nhi Thiếp.

>> Trong số các người con của Đà Lôi, Hốt Tất Liệt nổi tiếng tài ba hơn cả. Xem thêm bài viết chi tiết về Hốt Tất Liệt.

Đà Lôi quả là một con người phi thường phải không nào? Từ nhỏ đã được huấn luyện khổ cực, lớn lên phải chinh chiến khắp các chiến trường để bảo vệ đế quốc bảo vệ cha mình. Đà Lôi với tính cách khôn khéo, lòng trung thành, tận hiếu nghe theo sự sắp xếp của Thành Cát Tư Hãn. 

TrendingTrang chủ