Tóm tắt chuyện Lệ Nương Truyền Kì Mạn Lục - Kể lại nội dung

Nguyễn Minh Khánh
tháng 3 29, 2024
Last Updated

 Chuyện Lệ Nương hay còn gọi Lệ Nương truyện nằm trong tác phẩm Truyền Kì Mạn Lục của tác giả Nguyễn Dữ. Chuyện kể về mối tình chia ly giữa nàng Lệ Nương và chàng Phật Sinh. Tóm tắt chuyện Lệ Nương và kể lại nội dung câu chuyện theo phong cách mới sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc sau đây.

Tóm tắt chuyện Lệ Nương

Câu chuyện kể về chuyện tình của nàng Lệ Nương và Phật Sinh trong bối cảnh nước Việt bị nhà Minh xâm lấn.Từ nhỏ, gia đình của cả hai đều muốn họ kết hôn khi trưởng thành. Lê Nương và Phật Sinh cũng yêu nhau thắm thiết.

Chuyện Lệ Nương


Thế nhưng, vụ ám sát Hồ Quý Ly thất bại, Lê Nương vốn là họ hàng của Trần Khát Chân nên bị bắt vào cung. Vì đó, chàng Phật Sinh vô cùng đau khổ

Sau này, quân Minh xâm lược, Phật Sinh nghe tin Lê Nương bị quân Minh bắt làm tù binh. Chàng quyết tâm cứu vợ nên đã xin vua Giản Định giúp đỡ.

Nhờ tài văn chương của mình, Phật Sinh đã thuyết phục được nhà vua phái quân cứu giúp. Anh dẫn quân đánh bại quân Minh. Thế nhưng, khi chàng đến nơi, Lê Nương đã tự vẫn để giữ tròn tiết tháo. Phật Sinh đau buồn mãi vì mất đi người yêu thương.

Bên mộ nàng, chàng khấn rằng nếu linh hồn nàng có linh thiêng thì hãy cho chàng gặp trong giấc mộng. Đếm đó, Phật Sinh gặp lại Lệ Nương trong mơ. Cả hai có những giây phút bên nhau hạnh phúc. Sau khi tỉnh mộng, Phật Sinh trở về quê nhà, không còn có ý định lấy vợ nữa. Sau này, Phật Sinh đem quân tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, lập nhiều công lao.

Kể lại nội dung

Nguyễn Thị Diễm là người trong một gia tộc lớn ở huyện Đông Sơn. Dòng họ của cô có họ hàng xa của Trần Khát Chân. Nguyễn Thị Diễm cùng với một người phụ nữ trong họ Lý từ huyện Cẩm Giang, mở hàng bán phấn đối diện nhau ngoài thành Tây Đô. Hai nhà gần nhau, tình nghĩa ngày càng thắm thiết. Thế nhưng cả hai đều chưa có con. Một ngày nọ, họ cùng nhau đến đến động Hồ Công để thực hiện lễ cầu tự. Lý thị nói với Nguyễn thị rằng:

– Chúng ta quen nhau từ trong làng, hôm nay lại không hẹn mà gặp, cùng đi lễ cầu tự. Nếu có sự hợp duyên của hương lửa, chúng ta sẽ làm cho con cái  hai nhà nên duyên vợ chồng. Hai gia đình chúng ta môn đăng hộ đối, vốn dĩ hạng bình dân nên không cần phải kén chọn con cháu gia đình quyền quý khác; nếu Sơn thần chứng giám, tôi quyết không sai lời.

Sau đó, Nguyễn Thị sinh ra một cô con gái được đặt tên là Lệ Nương, Lý thị sinh ra một con trai được đặt tên là Phật Sinh. Thế rồi, hai đứa trẻ ngày nào nay đã trưởng thành và đều đam mê văn chương. Bởi vì hai bên cha mẹ thân thiết, họ thường đi lại cùng nhau và thường xuyên cùng sáng tác thơ ca. Mặc dù chưa có kế hoạch cưới hỏi, tình cảm giữa hai người đã trở nên rất sâu sắc, không khác gì một đôi vợ chồng cả.

Vào niên hiệu Kiến Tân, năm Kỷ Mão (1399), trong triều đại của vua Trần, xảy ra biến cố với Trần Khát Chân. Vì vậy, Lệ Nương bị bắt nhập cung khiến cho Phật Sinh vô cùng buồn bã. Một đêm gần cuối năm, khi Sinh vẫn đang ngủ, anh ta bỗng nghe thấy tiếng ồn ào. Phật Sinh tỉnh giấc và đẩy cửa ra xem, thì thấy hơn trăm chiếc kiệu hoa lộng lẫy đi ngang qua,. Có một bức thư bằng lụa được gắn trên khung cửa, trong đó là bút tích của Lệ Nương đã viết rằng: 

Thiếp nghe:

Trời có âm dương, đạo trời mới đủ,

Người có chồng vợ, đạo người mới thành.

Đôi ta vì đâu?

Lỡ làng đến vậy!

Tâm tình buổi trước, đã kết mối dây!

Ly biệt ngày nay, bao khuây nguồn cảm.

Bóng trước lầu đã rụng,

Xuân trong viện đành giam.

Những e, gương ly loan bóng múa hững hờ

Đàn Biệt hạc tiếng vang ai oán,

Thành xuân trời tối, liễu lả cành dưới ngọn đông phong,

Ngòi ngự nước trôi, ruột đứt khúc bao người cung nữ.

Luống những mạch sầu đợt đợt,

Sóng lệ trùng trùng.

Nguyền xưa tan nát nghĩ mà đau,

Kiếp ấy lỡ làng sinh cũng uổng.

Ước Liễu thị mong gì hảo hội.

Duyên Ngọc Tiêu đâu chắc tái sinh.

Xin chàng trân trọng lấy mình,

Liệu kết nhân duyên chốn khác.

Đừng vì tình một buổi,

Để lỡ kế trăm năm.

Man mác nỗi lòng,

Thư khôn xiết tả.

Chưa biết ý chàng,

Trước xin bày tỏ.

Phật Sinh nhận được lá thư vô cùng đau khổ, không ngủ không ăn. Sau đó, vì hôn nhân đã lỡ làng, anh rời xa và đến sinh sống ở miền Đông. Nhưng vì tình yêu thương đối với Lệ Nương, Phật Sinh không thể lấy ai khác.

Vào cuối triều đại nhà Hồ, tướng Minh là Trương Phụ đem quân xâm lược và chiếm đóng Kinh kỳ. Sinh nghe tin Hán Thương phải chạy trốn nên anh chắc chắn rằng Lệ Nương cũng buộc phải đi theo. Anh ta chia tay mẹ và rời bỏ vào miền Nam, chỉ có mong muốn được gặp mặt nàng. 

Sau hàng tuần đi đường vất vả, Phật Sinh đã đến cửa bể Thần Phù. Chàng nghe nói rằng tướng địch Lã Nghị đã bắt giữ hàng trăm phụ nữ, quân đóng ở phủ Thiên Trường mà không có quân tiếp viện. Sinh tin rằng Lệ Nương cũng ở đó. Tuy nhiên, ở nơi đất khách quê người, Phật Sinh không thể làm gì khác. 

Trong lúc vô tình, anh ta gặp quân của vua Giản Định nổi dậy ở châu Trường An, nhưng vì lực lượng binh lính ít hơn không thể đối đầu với quân địch đông đảo. Vậy nên, nhà vua muốn rút quân về Nghệ An. Phật Sinh muốn nhờ quân của vua đánh úp quân địch, giành lại Lệ Nương. Anh ta đến trước ngựa của vua và dâng một bài sách như sau:

Thần nghe:

Dẹp loạn thành công, vẫn nhờ vận tốt,

Chống giặc đắc sách, thực bởi mưu cao.

Nên đánh người, cần biết cách nhử người,

Mà phá giặc phải sáng bề liệu giặc.

Dạo trước triều Hồ đổ sập,

Giặc Ngô tràn lan.

Hàn Quán kia cáo mượn oai thiêng, oa tranh bờ cõi.

Mộc Thạnh nọ diều giương mỏ độc, ong đốt kinh kỳ.

Khiến cho đất nước hơn trăm năm yên vui,

Biến thành khu vực mấy trăm dặm rối loạn.

Đập xương làm củi,

Tán xác làm lương.

Men dải sông ức vạn sinh linh, nghiến răng tức tối,

Giữ các quận bốn phương hào kiệt, tuốt kiếm hằm hè,.

Lược thao phải có tài hùng,

Chống đỡ mới lên công lớn.

Đại vương nay,

Buồn vận Trần gặp cơn truân bĩ,

Nổi quân Hạ mưu cuộc trùng hưng.

Cầm đội quân chẳng đủ hai nghìn,

Chống đám giặc có thừa năm đạo.

Sấm ran chớp giật, tự lưng trời thế mạnh vừa buông,

Mù tạnh mây quanh, lấy lại đất công to sắp dựng.

Những tưởng về kinh xây nghiệp cũ,

Vì sao gặp giặc rút quân lui?

Rất nên, vời Đặng Tất ở Diễn Châu,

Lưu Triệu Cơ ở Mô Độ.

Đường bể thuyền bền chèo cứng, đến thẳng Bình Than.

Quân bộ xe rộng giáo dài, tới mau Hàm Tử.

Hoặc sai tướng chẹn cửa Mộc Hoàn nọ.

Hoặc chia binh đánh thành Cổ Lộng kia,

Đầu sông Bạch Hạc, ghè nanh cho giặc hết đường ăn,

Cuối bến Mạn Trù đóng cọc cho giặc hết lối chạy.

Dưới nước không cho chỗ nào cứ hiểm,

Trên cạn không để xe nào sóng đôi.

Ngày đánh trống để truyền tin,

Đêm đốt lửa để báo hiệu.

Hình thế Tây Đô đã vững,

Phên rào Đông Thổ phải bền.

Sẽ thấy Hàn bị đánh mà Triệu phải hàng,

Tung đã hợp thì hoành phải vỡ.

Ta ruổi rong thực gấp, tiến chẳng ngừng chân,

Giặc ứng tiếp không rồi, thua trong chớp mắt.

Nếu mình mà hồ nghi do dự,

Sợ giặc sẽ chó chạy chuột chui.

Dịp tốt không hai,

Xin vương quyết đoán.

Kính mong,

Dựng cờ nước Hán,

Về phướn nhà Đường.

Chớp nhoáng quân ta, các đội các cơ hợp đánh,

Ngói tan thế giặc, chiếc xe chiếc ngựa không còn.

Sau đó, vua Giản Định đã ngơi khen bài sách, cử cho chàng 500 quân và sai đi tấn công thành Thiên Trường. Sinh đã tuyên thệ cùng quân sĩ và thuyết phục họ đứng về phía nền nghiệp của triều Trần. Tất cả đều rất nhiệt tình và sẵn sàng chiến đấu. 

Khi có thủy triều, ba quân tiến đánh. Lã Nghị buộc phải rút khỏi trại, lùi về phía bắc đóng quân ở Xương Giang. Sau đó, giặc phải lùi quân thêm một trận nữa và phải đóng trại tại trạm Bắc Nga thuộc Lạng Sơn. Sinh tiếp tục đóng quân tại cửa Quỷ Môn, tuần tự vận chuyển binh lương.

Bỗng ở Yên Kinh, có chiếu thư được gửi xuống lệnh rút quân, Trương Phụ đốc đã ra lệnh cho các lộ quân đội sắp sửa rút về. Sinh ban đầu đã đến đây để tìm vợ, không phải với ý định lập công. Nhưng bây giờ anh nghe nói rằng quân Tầu sắp rút về. Vì vậy, Phật Sinh cùng các tướng sĩ đã từ biệt. Sau đó, chàng tới trạm Bắc Nga vào một buổi tối. Khi đến đó, không có ai trạm để hỏi thăm cả. Bỗng chàng gặp một bà già, bèn vội hỏi thăm. Bà lão cau mày rồi đáp lại:

- Chỗ này là nơi quân đóng trạm vừa rồi, đầy rẫy sát khí. Bây giờ đã tối, anh đến từ đâu mà chưa tìm được nhà trọ?

Sinh buồn bã kể lại chuyện của mình. Bà lão bèn nói:

- Thật bi thảm! Có người họ Nguyễn và tuổi tác như anh nói, nhưng không may đã chết oan rồi.

Sinh vô cùng sửng sốt. Bà lão nói tiếp:

- Năm ngày trước, khi quân Tầu sắp rút về, người phụ nữ họ Nguyễn nói với hai bà phu nhân họ Chu và họ Trịnh rằng: "Chúng ta vốn mềm yếu như liễu, số phận như vôi, nước mất nhà tan lưu lạc đến đâu Bây giờ nếu chúng ta đi theo họ qua cửa ải, tức là đến nơi đất khách quê người. Chúng ta nên chết ở xóm lạch gần gũi quê hương, thà hơn là sống như những linh hồn lang thang ở bên đất Bắc". Sau đó, mọi người đã cùng nhau tự sát. Tướng quân nhà Minh thương xót, cho làm lễ để chôn cất trên núi.

Sau khi nói xong, bà lão dẫn Sinh đi và chỉ cho anh từng ngôi mộ và nói:

- Đây chỉ có vài người rất trung thành, còn lại đều bị mờ mắt.

Sinh đau đớn không tả được. Đêm đó, chàng ngủ bên mộ, khóc và nói:

- Vì nàng mà từ xa đến đây, liệu nàng có thể gặp ta trong giấc mơ để an ủi ta không?

Vào đêm khuya, Sinh thực sự thấy Lệ Nương đi tới, khóc lóc và kể rằng:

Thiếp vốn con nhà tầm thường,

Chàng qua rủ lòng yêu mến,

Trướng gấm nọ duyên chưa đầm ấm,

Giá xuân kia phận đã mỏng manh.

Thời với chí ngửa nghiêng,

Thiếp cùng chàng ly cách.

Hờn ôm lầu đỏ, từng trải hôm mai,

Mối dứt chim xanh, khôn thông tin tức.

Ngày tháng lữa lần trộm sống,

Dong quang mòn mỏi riêng buồn.

Nào hay mỏ đỏ ca tàn,

Má hồng vạ nổ.

Ngựa Hồ binh Triệu, giày xéo tan tành,

Liễu điện hoa cung, bẻ vin xơ xác.

Ngán nỗi thân tàn nhiều lỡ dở,

Than ôi, vận ách mỗi chồng thêm.

Trước đã không vẹn tiết để theo chồng,

Sau lại nỡ cam tâm mà hàng giặc.

Gửi chiếc thân ở trong muôn chết,

Trải một ngày như thể ba thu.

Lặn suối trèo đèo,

Qua nguy vượt hiểm.

ép duyên toan nhắm mắt, giống sói khôn gần,

Qua ải muốn đưa chân, núi hồ dễ cảm.

Bởi vậy, không ham thú sống,

Chẳng sợ ngục tù.

Lãnh lẽo trước đèn, hồn theo trống trận,

Bàng hoàng quán khách, mình gửi khăn là.

Nay thì linh tính tuy còn,

Tàn hình đã khác.

Cảm lòng chàng từ xa tìm đến,

Buồn nỗi mình biết nói làm sao?

Dám tỏ niềm riêng,

Kính xin soi xét.

Vợ chồng quyết định cùng nhau mặn nồng, chia sẻ những câu chuyện, giống như khi họ còn sống. Sinh nói:

- Nàng đã không may, vì vậy ta muốn đem hài cốt của nàng trở về, để không phải làm mất một chuyến đi mà không thể quay trở lại nữa.

Nàng nói:

- Thiếp thực sự cảm kích lòng thâm tình ấy. Tuy nhiên, thiếp đã có thời gian dài ở bên hai vị mỹ nhân này, quan hệ thân mật và không muốn phải chia xa. Cảnh đẹp của nơi này, nước non trong sáng, mây khói nhẹ nhàng, tĩnh lặng và yên bình, chẳng có lý do nào để chàng di chuyển nữa.

Sau khi con gà gáy ba lần, hai người họ nhanh chóng đứng dậy chia tay. Ngày hôm sau, Sinh mang một số tiền bạc, mua quan tài và nước hoa thơm, an táng cho nàng và cả hai mỹ nhân. Đêm đó, trong giấc mơ, anh thấy ba người đến để cảm ơn, và khi anh lại muốn trò chuyện, ba người đều biến mất.

Chàng buồn bã quay về, từ đó không còn lấy ai nữa.

Sau khi vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Phật Sinh do sự oán hận trong lòng, đem quân đội của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, đối đầu với quân Minh. Bất kể gặp tướng sĩ của nhà Minh, Phật Sinh đều quyết lòng giết chết. Vì vậy, vua Lê phá diệt quân Minh, Phật Sinh đã đóng góp nhiều công lao.

>> Bạn có muốn xem thêm các câu chuyện tình người duyên ma khác không? Xem Chuyện Cây Gạo.

TrendingTrang chủ