Hốt Tất Liệt là ai? Sự nghiệp và những CHIẾN CÔNG vang dội

Nguyễn Minh Khánh
tháng 12 26, 2022
Last Updated

 Hốt Tất Liệt -  người đứng sau 3 cuộc chiến quân Mông Nguyên đánh chiếm Đại Việt là ai? Những đóng góp của Hốt Tất Liệt là gì mà được sử sách ghi danh đến tận bây giờ? Cùng tìm hiểu thêm các thông tin về vị đại hãn thứ 5 - Hốt Tất Liệt qua bài viết dưới đây nhé! 

Hốt Tất Liệt là ai?

Hốt Tất Liệt (1215 -1294) là đại hãn thứ 5 của Đế quốc Mông Cổ, người thừa kế thành công nhất của vị Đại hãn lừng danh - Thành Cát Tư Hãn. Ông là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn và là con trai của Đà Lôi.

Hốt Tất Liệt
Chân dung Hốt Tất Liệt

Dưới sự cai trị tài tình của Hốt Tất Liệt, đã giúp đế quốc ngày càng vững mạnh và hưng thịnh hơn. Ông được đánh giá là nhà cầm quyền lỗi lạc, tài ba và chính trực nhất. Bên cạnh các chiến dịch quân sự, Hốt Tất Liệt thực hiện nhiều chính sách cải cách kinh tế, thúc đẩy giao thương với các nước lân cận, phát triển văn hóa, giáo dục...

Gia đình

Hốt Tất Liệt sinh ngày 23 tháng 9 năm 1215 và mất 18 tháng 2 năm 1294, là con trai thứ 4 của Đà Lôi với chính thê Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni, và là cháu nội của Đại hãn Thành Cát Tư Hãn. Theo lệnh của Thành Cát Tư Hãn, Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni đã chọn một nhũ mẫu theo Phật giáo Tây Tạng để chăm nom Hốt Tất Liệt. Tương truyền, Hốt Tất Liệt sinh ra khi quân Mông Cổ tấn công nhà Kim, và ông cất tiếng khóc chào đời ngay giữa chiến trường, báo hiệu sự ra đời của một con người kiệt xuất sẽ gánh vác cả Mông Cổ.

Hốt Tất Liệt có rất nhiều thê thiếp, Đại hoàng hậu là Thiếp Cổ Luân, Đệ nhị Oát nhĩ đóa là Hoàng hậu Sát Tất, thụy hiệu là Chiêu Duệ Thuận Thánh hoàng hậu và Hoàng hậu Nam Tất và nhiều người khác nữa. 

Hốt Tất Liệt có tới 21 người con, trong đó có các hoàng tử là Đóa Nhân Chỉ, Chân Kim, Mang Ca Lạt, Na Mộc Hãn, Hốt Ca Xích, Ái Nha Xích, Áo Đô Xích, Khoát Khoát Xuất, Hốt Đô Lỗ, Thiếp Mộc Nhân, Thiết Miệt Xích. Ngoài ra, ông có 7 hoàng nữ là Nguyệt Liệt, Ngô Lỗ Chân, Trà Luân, Hoàn Trạch, Nang Gia Chân, Hốt Đô Lỗ Kiên Mễ Thất và một công chúa chưa rõ danh tính.

Tuổi thơ và học vấn

Theo lịch sử ghi lại rằng, Hốt Tất Liệt được sinh ra ngay trên chiến trường quân Mông Cổ chiến tranh với nhà Kim. Vậy nên, ông được báo hiệu và kỳ vọng là một con người kiệt xuất dẫn dắt Mông Cổ trong tương lai.

Sinh ra là người con trên đất thảo nguyên Mông Cổ, Hốt Tất Liệt từ nhỏ đã sống trên lưng ngựa, học bắn cung, săn bắt. Mẹ ông cũng là người chú trọng giáo dục văn hóa cho các con mình. Bà yêu cầu các con ngoài hiểu hết văn hóa còn biết nói, đọc, viết được chữ Mông Cổ. Bà cũng chú trọng đến việc tạo điều kiện cho các con mình tiếp xúc với các nền văn hóa xung quanh. 

Từ nhỏ ông đã bộc lộ là một đứa trẻ thông minh và sáng dạ được Thành Cát Tư Hãn yêu mến. Thành Cát Tư Hãn từng nói rằng: "Những lời của cậu bé này rất khôn ngoan, hãy chú ý đến chúng. Hãy chú ý chúng bằng tất cả những gì chúng ta có." Điều này cho thấy Thành Cát Tư Hãn thực sự đánh giá rất cao Hốt Tất Liệt, mặc dù chỉ là một đứa trẻ. 

Ngay từ nhỏ Hốt Tất Liệt đã bộc lộ được sự thông minh, sáng dạ với những cách nhìn nhận, tư duy vấn đề được Thành Cát Tư Hãn phải chú ý. Ông là một người yêu thích nghiên cứu tất cả các nền văn hóa khác nhau đặc biệt là văn hóa Trung Hoa đương thời.

 Ở  những năm 1240, ông đã tập hợp nhiều quan viên dưới trướng ông thuộc các văn hóa khác nhau như Đột Quyết - là nhà nước liên minh bộ lạc lấy du mục làm nghề chính ở phía bắc sa mạc Gibi vào những thế kỷ VI, người Kito giáo, Hồi giáo và cả những nhà nho, nhà sư người Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn được tiếp xúc với Phật giáo Tây Tạng qua người nhũ mẫu chăm sóc ông từ nhỏ. 

Ông cũng có người bạn tâm giao là hòa thượng Hải Vân, một nhà sư Phật giáo hàng đầu của miền Bắc Trung Quốc lúc bấy giờ. Cuộc gặp gỡ của hai người diễn ra vào năm 1242 tại thủ đô của Mông Cổ Karakorum, xuất phát từ việc yêu thích tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau để tham vấn các triết lý của Phật giáo. 

Cũng chính vị nhà sư này đã giảng dạy cho Hốt Tất Liệt về Đạo giáo và giới thiệu Lưu Bỉnh Trung - một nhà sư Phật giáo kiêm họa sĩ, nhà thư pháp, nhà thơ và nhà toán học. Lưu Bỉnh Trung trở thành cố vấn của Hốt Tất Liệt khi nhà sư Hải Vân trở lại Trung Đô. Sau này, Hốt Tất Liệt cũng mời học giả người Sơn Tây làm việc cho mình. 

Điều này cũng cho thấy rằng, Hốt Tất Liệt rất có hứng thú và yêu thích các triết lý của Phật giáo. Điều này cũng tác động đến định hướng phát triển tôn giáo sau này của đế quốc ông cai trị. Sau này, Hốt Tất Liệt và nhà Nguyên công khai sùng bá đạo Phật, khác với các nhà cầm quân khác lúc bấy giờ. 

Sự nghiệp

Được mệnh danh là người thừa kế thành công nhất của vị Đại hãn đầu tiên Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt cũng đã trở thành một trong những nhân vật lịch sử được lưu danh đến tận bây giờ. Trong quá trình cai quản và chính thức lên ngai đại hãn, Hốt Tất Liệt đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp cai trị và mở rộng lãnh thổ như người ông nội của mình. Dưới đây là một số công cuộc chinh chiến và cai trị nổi trội của Hốt Tất Liệt. 

Thành lập nhà Nguyên

Năm 1260, bắt nguồn từ việc Hốt Tất Liệt sai sứ giả là cố vấn của mình Hao Ching sang nhà Tống yêu cầu vua Nam Tống Lý Tông sang hầu Hốt Tất Liệt và được ban quyền tự trị. Tuy nhiên, vua Tống Lý Tông đã từ chối và giam cầm cố vấn Hao Chinh. Chính sự việc này khiến Hốt Tất Liệt tức giận và phái quân đội sang đánh chiếm nhà Tống. 

Sau khi chiếm được nhà Tống, ông chấp nhận các mô hình chính trị và văn hóa Trung Hoa, tuy nhiên do mất niềm tin vào người Hán nên các chức vụ cao được giao cho người Mông Cổ, người Trung Á, người Hồi Giáo và người châu Âu cai trị. Người Hán chỉ được giữ các chức vụ thấp hơn. 

Vào năm Chí Nguyên thứ 8 tức năm 1271, Hốt Tất Liệt chính thức tuyên bố thành lập nhà Nguyên, kinh đô được đặt tại Đại Đô - ngày nay là Bắc Kinh thủ đô của Trung Quốc. 

Chiếm lĩnh Trung Quốc

Sau khi công bố thành lập nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt bắt đầu có ý tưởng thống nhất Trung Quốc. Để thực hiện chiến dịch thống nhất Trung Quốc, ông bắt đầu chống lại các thế lực còn sót lại của nam Tống vào những năm Chí Nguyên 11 tức là năm 1274 và tiêu diệt Nam Tống vào năm Chí Nguyên 16 tức năm 1279. 

Trong quá trình chiếm lĩnh Trung Quốc, 3 học giả người Hán đã theo ông từ lâu là Lưu Bỉnh Trung, Hứa Hành và Diên Xu đã tham mưu cố vấn cho Hốt Tất Liệt. Nhờ có những cố vấn từ bộ ba tài giỏi trong đường lối cai trị, Hốt Tất Liệt đã triển khai tập trung phát triển ngành nông nghiệp và chú ý vào giáo dục khi cho mở các trường học. Ngoài ra, Hốt Tất Liệt đã thu phục lòng dân bằng cách trả lại đất cho nhân dân. 

Đánh Vân Nam và Đại Lý

Năm 1252, anh trai của Hốt Tất Liệt trở thành Đại Hãn và giao cho Hốt Tất Liệt cai quản cá vùng phía Nam. Vào năm 1252, Hốt Tất Liệt được giao nhiệm vụ dẫn quân tấn công Vân Nam và Đại Lý. Lý do bởi vì vua nước này đã chống đối và giết chết các sứ giả người Mông Cổ được giao nhiệm vụ chiêu hàng. Vậy nên, cuộc chiến đánh Vân Nam và Đại Lý đã diễn ra. 

Tuy nhiên, với bản chất lương thiện, sau khi chiếm được Đại Lý, Hốt Tất Liệt đã tha mạng cho hoàng tộc nước này và ban chức thổ ty cai trị địa phương cho vị vua cuối cùng của Đại Lý khi đầu hàng Mông Cổ. 

Trong thời gian Hốt Tất Liệt có mặt cai trị, tình hình rất khả quan. Tuy nhiên, ngay khi ông rời đi tại Vân Nam lại xảy ra bất ổn. Sau khi khuyên triều đình bình định các lực lượng bộ lạc ở đây chưa đầu hàng. Năm 1256, Ngột Lương Hợp Thai đã dẫn quân tiên phong và hoàn toàn bình định Vân Nam. 

Sau khi đánh chiếm thành công Đại Lý, Mông Cổ đã lấy đà chiêu mộ binh lính nhằm xây dựng lực lượng đánh Đại Việt. Bởi Vân Nam và Đại Lý là 2 khu vực giáp với các tỉnh phía bắc của đất nước Đại Việt. 

Chiến tranh Mông Nguyên

Với tham vọng thâu tóm Trung Quốc, Hốt Tất Liệt đã đem quân tiến đánh Đại Việt nhằm tạo thế gọng kìm tiến đánh nhà Tống từ phía Nam. Quân Mông Cổ phái người sang Đại Việt yêu cầu vua Trần mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để tiến lên đánh Tống. Tuy nhiên, nhà Trần sáng suốt từ chối và cho bắt giam các sứ giả Mông Cổ được cử sang. 

Năm 1258, quân Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để tiến đánh vào nước Tống nhưng đáng tiếc đã thất bại nặng nề. Sau đó, vào năm 1285 và 1288, vị vua nhà Nguyên này lệnh hai lần đưa quân tiến đánh Đại Việt nhưng đều đại bại.

Chính sách đối nội

Bởi vì được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nên chính sách cai trị của Hốt Tất Liệt cũng có nhiều điểm khác biệt so với những vị Đại hãn khác. Đặc biệt, Hốt Tất Liệt đặc biệt yêu thích và dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về văn hóa Trung hoa, đặc biệt là phật giáo và nho giáo. 

Vậy nên, khi trị vì, ông công khai ủng hộ Phật giáo trên lãnh thổ nhà Nguyên. Ông thực hiện nhiều chính sách cai trị mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. Thẳng tay trừng trị các quan lại có thói tham nhũng, cậy quyền bất kể có là dòng dõi hoàng tộc và thay bằng những người có năng lực làm việc. Ngoài ra, ông còn khuyến khích nhân dân canh tác trồng trọt. 

Khi lần đầu được phong khu vực cai quản, do chưa có kinh nghiệm nên ông giao cho người khác cai quản. Nào ngờ lại xảy ra tình trạng tham nhũng, tô thuế cao làm dân chúng bỏ đi. Khi biết chuyện, ông đã cắt chức và trừng phạt những người tham nhũng, cùng lúc đó giảm tô thuế, tạo điều kiện canh tác. Một thời gian sau, những người dân từng bỏ đi cũng đã quay trở lại khi cai trị của ông để sinh sống và trồng trọt. 

Chính sách đối ngoại

Là một người có nhiều dã tâm thâu tóm và mở rộng lãnh thổ nên Hốt Tất Liệt đã thực hiện rất nhiều cuộc tấn công nhằm mở rộng bờ cõi. Hốt Tất Liệt cũng có ý định thiết lập mối quan hệ triều cống với các quốc gia khác, nhưng bị cự tuyệt. Dưới áp lực từ các cố vấn người Mông Cổ, Hốt Tất Liệt quyết định xâm lăng Nhật Bản, Myanma, Đại Việt và Java. 

Hốt Tất Liệt đã cho quân chiếm đóng và biến Cao Ly trở thành một căn cứ quân sự của người Mông Cổ, và một số mệnh lệnh của chế độ quân chủ đã được thiết lập ở đó. Triều đình của Cao Ly đã cung cấp quân đội nước này và một lực lượng hải quân đi biển cho các chiến dịch quân sự khác của Mông Cổ. Đặc biệt trong chiến dịch đánh Nhật Bản bằng đường biển của quân đội Thiết Mộc Chân. Ngoài ra, ông còn có ý đồ chiếm đóng Đại Việt và Nhật Bản nhiều lần nhưng đều bị đánh bại thảm hại. 

Dưới thời Hốt Tất Liệt, liên hệ trực tiếp giữa Đông Á và Châu Âu đã được thiết lập, nhờ sự kiểm soát của Mông Cổ đối với các tuyến thương mại trung tâm châu Á và được tạo điều kiện bởi sự hiện diện của các dịch vụ bưu chính hiệu quả. Vào đầu thế kỷ 13, người châu  u và Trung Á - thương nhân, khách du lịch và nhà truyền giáo của các quốc gia khác nhau - đã đến Trung Quốc. Sự hiện diện của sức mạnh Mông Cổ cho phép một số lượng lớn người Trung Quốc, có ý định chiến tranh hoặc buôn bán, đi đến các bộ phận khác của Đế quốc Mông Cổ, đến tận Nga, Ba Tư và Lưỡng Hà. 

Cái chết 

Hốt Tất Liệt dự định lập người con trai thứ 2 là Chân Kim lên nối tiếp ngai vàng của mình. Nhưng không may vào năm 1285, Chân Kim chết, trước 9 năm khi Hốt Tất Liệt qua đời. Trước đó vài năm, ái thê của ông là Hoàng hậu Sát Tất cũng qua đời vào năm 1281. Nhận tin 2 người yêu quý nhất qua đời cộng thêm sự thất bại từ việc đánh Đại Việt và Nhật Bản đều thất bại dẫn đến Hốt Tất Liệt bị mắc chứng trầm cảm nặng nề. 

Ngoài ra do thói quen ăn uống dẫn đến ông bị bệnh gút rất nặng. Ông tăng cân nhanh chóng bởi chế độ ăn uống ở những năm cuối đời. Mặc dù đã sử dụng rất nhiều loại thuốc và y thuật cao tay đến từ Cao Ly và Đại Việt tuy nhiên tình hình vẫn không tiến triển. 

Trước khi chết, Hốt Tất Liệt đã chọn con trai của Chân Kim là Thiết Mộc Nhĩ  làm Thái Tử. Sức khỏe của Hốt Tất Liệt ngày càng suy yếu dần. Vào ngày 18 tháng 2 năm 1294, ông qua đời ở tuổi 80. Hai ngày sau, đám tang đã đưa thi hài của ông đến nơi chôn cất của những khả hãn Mông Cổ. 

>> Có thể bạn muốn biết thêm tiểu sử Thành Cát Tư Hãn.

Quả không sai khi nói rằng Hốt Tất Liệt là truyền nhân thành công nhất của Đại hãn đầu tiên Đế quốc Mông Cổ. Nhờ vào tài thao lược quân sự tài ba, Hốt Tất Liệt đã giúp Mông Cổ càng thêm vững mạnh và hưng thịnh. Là một vị cầm quyền xuất chúng, Hốt Tất Liệt thật đáng để được sử sách ghi danh muôn đời. 


TrendingTrang chủ