Trương Đăng Quế vị công thần có ảnh hưởng lớn dưới thời nhà Nguyễn. Vậy ông là ai? Ông đã có những công lao to lớn nào để được tin tưởng phục vụ 4 đời vua. Hãy cùng mình tìm hiểu ông qua bài viết sau đây nhé!
Trương Đăng Quế là ai?
Trương Đăng Quế (1793-1856), tự là Diên Phương, hiệu là Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê. Ông được xem là một vị quan liêm chính của triều đình nhà Nguyễn và ông rất có công lớn trong việc xây dựng và phát triển triều đình.
![]() |
Chân dung Trương Đăng Quế |
Ngoài ra, ông còn biết đến là người được có chức vụ lớn dưới 4 triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và cuối cùng là Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đời của ông gắn liền với 43 năm làm quanvà 20 năm giữ vai trò, trọng trách lớn bên vua. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà thơ, nhà sử học nổi, làm thầy học của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (vua Thiệu Trị ), Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương….
Gia đình và tuổi thơ
Trương Đăng Quế sinh vào ngày 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1793) tại làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Trước đó, tổ tiên của ông là người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng tới đời Trương Đăng Trường vào Nam làm quan Cai quản, tước Nhâm Lĩnh bá, sau đó ông đã chọn Mỹ Khê là nơi làm nhà để ở.
Trương Đăng Quế được sinh trong gia đình có truyền thống làm quan, trải qua 4 đời gắn bó. Ông chính là đời thứ 6 trong dòng họ, cha ông là Trương Đăng Phác từng đã làm Tri phủ cho triều Tây Sơn. Mẹ của ông là Đỗ Thị Thiết sinh ra được 8 người con trong đó có 4 trai và 4 gái ông là con thứ 5 trong nhà.
Thuở nhỏ ông đã là một người nổi tiếng về thơ ca. Ông đã mất cha vào năm 8 tuổi (1801), nhưng ông vẫn tiếp tục học vấn để trở thành người có ích cho đất nước như những lời dạy, ông luôn học hỏi, noi gương cha mình.
Sự nghiệp
Nhờ vào việc chăm chỉ học tập và rèn luyện vào năm 1819 ông đã đỗ Hương tiến ( tức là cử nhân, học vị cao nhất lúc bấy giờ). Ông cũng chính là người đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi đạt học vị cao này.
Sự nghiệp của ông gắn liền với việc làm quan trải qua 4 triều, vậy ông đã có những diễn biến như thế nào của tùng đời vua khác nhau nhé!
Dưới triều Gia Long và Minh Mạng
Sau khi thi đỗ Hương ông đã được tiến cử làm Hành tẩu bộ Lễ dưới triều Gia Long. Sau đó, ông đã chọn 1 trong các vị quan được dạy học cho các hoàng tử. Tiếp đó, ông đã được thăng các chức như Thị độc sung Tán Thiện (1826), Thượng bảo thiếu khanh quản lý phòng văn thư (1828), Thị lang bộ Công sung (1830) sau đó đổi thành bộ Lễ. Đến năm 1840, ông được chức Tổng lý coi việc làm lăng của vua, sau đó ông nhận được lệnh chiếu của Minh Mạng tôn phò Nguyễn Phúc Miên Tông lên làm vua.
Dưới triều Thiệu Trị
Dưới thời vua Thiệu Trị, ông luôn được vua coi trọng, đầu năm 1841 ông được vua thăng chức thành Văn Minh điện Đại học sĩ, sau đó là sung ông làm Ngự tiền đại thần, cùng năm đó ông cũng được tấn phong tước tử, và thưởng một đồng kim tiền hạng nhất. Đến năm 1847, ông đã được vua Thiệu Trị tấn phong lên tước Tuy Thạnh bá và được khắc tên lên tượng cỗ súng lớn có tên “Bảo đại định công”.
Dưới đời vua Tự Đức
Sau khi Tự Đức lên ngôi vua, đã phong ông làm Cần chánh điện đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạnh Quận công.
Năm 1853, ông lấy cớ là mình sức yếu xin nghỉ việc được vua chấp thuận và giữ nguyên phẩm hàm. Nhưng sau vài năm ông lại được triệu tập và tiếp tục giữ bộ Binh. Năm 1855, ông xin về nghỉ hưu nhưng không được vua chấp thuận. Nhưng đến cuối cùng ông đã được vua chấp thuận và về quê nghỉ hưu. Tuy nhiên, mọi chuyện lớn trong triều đình vẫn nhà vua cho người đến thăm hỏi ý kiến của ông.
Những cống hiến của ông cho dành cho đất nước
Giúp các các vua trị an trong nước và nước ngoài
Ông đã có công trong việc trị an trong nước lẫn nước ngoài từ khi vua Minh Mạng thứ 12 thăng ông lên Thượng thư bộ Binh. Ông đã giúp vua trong nhiều trận chiến khởi binh chống lại nhà Nguyễn. Không những vậy ông còn là người lập ra nhiều kế sách giúp nhà Nguyễn lòng yên lòng dân, đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
Đôi với ngoài nước ông luôn có những chiến lược hết sức kỹ lưỡng giúp vua quản được vùng đất biên giới phía Nam (Chân Lạp). Đặc biệt ở thời điểm quân Pháp sang Việt Nam xâm lược, ông đã ra những kế sách, lập trình kiên định và không hề run sợ khoan nhượng trước kẻ thù.
Lập địa bạ, đinh bạ Nam Kỳ (1836)
Trương Đăng Quế đã đảm nhận tổ chức thực hiện công trình chỉnh đạt điền thổ, thiết lập địa bạ, đình bạ tại Nam Kỳ, góp phần trong công cuộc đổi mới đất nước. Ông đã được rất nhiều người cùng thời khen ngợi và cả sau này. Công trình của ông đã đạt điền khoa học lớn nhất ở thế kỷ XIX tại Việt Nam.
Về văn chương và sử học
Ông vốn là một người giỏi văn từ nhỏ, công với những kiến thức bao trùm mọi lĩnh vực và một tâm hồn đầy nhạy cảm ông đã cho ra đời nhiều bào thở nổi tiếng và được cả sử Nguyên hết lời khen ngợi. Các tác phẩm thơ ca nổi tiếng của ông như: Quảng Khê văn tập (Tập văn Quảng Khê), Trương Quảng Khê tiên sinh tập sự ( Tuyển tập của tiên sinh Trương Quảng Khê)......
Song với đó khi làm Tổng tài ở sử quán, ông cũng đã từng tham gia biên soạn các bộ sử và điển lệ chẳng hạn như: Đại Nam liệt truyện tiền biên ( Truyện các nhân vật nước Đại Nam, phần tiền biên), Nam Giao nhạc chương( nhạc lễ Nam Giao)......
Không chỉ vậy ông còn được ghi trong các sách như: Đại Nam anh nhã tiền biên (Lời hay ý nhã của nước Đại Nam, phần tiền biên), Thúy Sơn thi tập (tập thơ về núi Thúy Sơn) và Từ uyển xuân hoa (Hoa xuân vườn văn)....
Qua đời
Đến tháng 2 (âm lịch) năm Ất Sửu (1865), Trương Đăng Quế lâm bệnh nặng và mất vào năm 72 tuổi. Sau khi hay tin ông qua đời vua cho nghỉ triều 3 ngày, truy tặng hàng Thái sư cho ông và bên tên thụy là Văn Lượng, cho khắc trên dòng chữ lên bia mộ của ông.
Sau khi mất ông đã được vua Tự Đức thờ tại Thế miếu (Huế)theo tâm nguyện của vua Thiệu Trị.
>> Trong số các học trò của Trương Đăng Quế, Tùng Thiện Vương nổi tiếng hơn cả với tài văn thơ được xưng tụng ông hoàng thơ. Xem thêm bài viết Tùng Thiện Vương.
Trải qua 4 đời vua, Trương Đăng Quế vẫn là một vị quan cương trực trung thành với vua, yêu dân như con. Holaai.org vừa gửi đến bạn cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của tể tướng Trương Đăng Quế -một vị quan được lòng với nhân dân bởi tính chính trực, liêm chính.