Khởi nghĩa Lam Sơn - Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử

Nguyễn Minh Khánh
tháng 5 29, 2023
Last Updated

 Từ núi rừng Lam Sơn, mùa Xuân Mậu Tuất năm 1418, Lê Lợi đã cùng với các hào kiệt đứng lên dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh xâm lược. Suốt 10 năm đấu tranh ròng rã, cuộc khởi nghĩa mới giành được thắng lợi. Vậy cuộc khởi nghĩa này được diễn ra như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

Bài viết này có sẵn ngôn ngữ tiếng Anh.

Bối cảnh lịch sử

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Năm Giáp ngọ (1414), tướng nhà Minh là Trương Phụ, Mộc Thạnh sau khi đã hoàn thành xong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần liền bắt đầu tiến hành công cuộc cai trị Đại Việt. Chúng tàn sát binh sĩ và dân làng một cách tàn bạo như chặt đầu, đốt xác để khủng bố tinh thần người Việt. Dưới sự cai trị tàn bạo của nhà Minh khiến nhân dân rơi vào oán hận cùng cực.

Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, triều đình nhà Minh đã làm cho xã hội ngày càng khủng hoảng, đất nước rơi vào đói nghèo, lạc hậu, nhân dân lầm than. 

Vào mùa Xuân năm 1418, Lê Lợi đã cùng với các tướng văn võ cùng những hào kiệt có cùng chí hướng như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An,... đứng lên phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi xưng làm Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân cùng đứng lên đấu tranh đánh đuổi quân Minh xâm lược.  

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai?

Lê Lợi chính là người lãnh đạo chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu tiên. Ông sinh ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại Lam Sơn, là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương. Khi quân nhà Minh xâm chiếm đất nước, ông đã nuôi chí lớn và đứng lên đánh đuổi quân xâm lược.

Ngoài ra còn có hơn 50 tướng văn, tướng võ cùng Lê Lợi đứng lên phất cờ khởi nghĩa.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy khởi nghĩa Lam Sơn
Sơ đồ tư duy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn


Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn

Mùa Xuân năm 1418, Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ là một số chí sĩ yêu nước như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Lý, Lê Văn An, Bùi Quốc Hưng,... đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa được chia làm 3 giai đoạn chính: 

Giai đoạn 1 (1418 - 1423): Khởi nghĩa phong trào nổ ra và hoạt động ở vùng Thanh Hóa

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi đã cùng với 18 người bạn thân thiết và những tướng văn tướng võ khác đồng tâm đứng lên khởi nghĩa. Tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, chiêu mộ tướng sĩ được lan rộng, thu hút nhiều hào kiệt bốn phương. Tất cả đều kéo về Lam Sơn để gia nhập nghĩa quân.

Thành phần để tạo nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm nhiều tầng lớp xã hội và các thành phần dân tộc khác nhau. Sau một thời gian dài chuẩn bị, nhận thấy thời cơ đã đến, mùa Xuân năm 1418, Lê Lợi đứng lên chính thức phát động cuộc khởi nghĩa, xưng làm Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống giặc Minh. 

Đến giữa năm 1418, quân nhà Minh đã huy động lực lượng để bao vây căn cứ Chi Linh hòng giết chết Lê Lợi. Đứng trước tình huống nguy cấp, Lê Lai đã đóng giả làm Lê Lợi và chỉ huy một đội quân liều chết phá vòng vây của địch. Sau khi Lê Lai chết, quân Minh cho rằng đã giết được Lê Lợi nên ra lệnh lui binh. 

Vào cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn binh lính mở cuộc càn quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chi Linh. Lúc này cuộc khởi nghĩa Lam Sơn rơi vào tình trạng khó khăn khi bị thiếu lương thực trầm trọng. Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1423, Lê Lợi đã đưa ra kế sách hòa hoãn và được quân Minh chấp thuận.  Tháng 5/1423, nghĩa quân Lam Sơn trở về căn cứ. 

Tổng kết giai đoạn 1: Trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa còn gặp nhiều khó khăn và thử thách bởi lực lượng còn non yếu, quân Minh bao vây và tấn công liên tục. Nghĩa quân phải 3 lần rút lui lên núi Chi Linh, thiếu thốn lương thực. Tuy nhiên nhuệ khí của quân sĩ không hề suy giảm, cuộc khởi nghĩa tiếp tục bước sang giai đoạn tiếp theo. 

Giai đoạn 2 (1424 - 1426): Khởi nghĩa Lam sơn tiến đánh vào khu vực phía Nam

Từ đầu năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và giành được thắng lợi, cụ thể: 

Ngày 12/10/1424, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bất ngờ tấn công vào Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Sau khi đã hạ được thành Trà Lân, trên đà thắng lợi, quân Lam Sơn đã tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng. 

Tháng 8 năm 1425, Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân đã huy động đội quân tiến vào thực hiện kế hoạch giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Bắt đầu từ đây, vùng giải phóng của nghĩa quân Lam Sơn đã được kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân nhà Minh bị đánh cho tan nát, thành lũy bị cô lập và bị quân Lam Sơn vây hãm. 

Tổng kết giai đoạn 2 của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Trong giai đoạn này, cuộc khởi nghĩa đã được lên kế hoạch và thực hiện theo chiến lược. Thắng lợi tại Nghệ An đã đẩy tinh thần của chí sĩ lên cao, kéo theo đó là hàng loạt những thắng lợi khác từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân. Nhờ đó đã thu hút được nhiều anh tài bổ sung cho lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn để tiếp tục cho giai đoạn quyết định.

Giai đoạn 3 (1426 - 1427): Tiến hành giải phóng Đông Quan tiến quân ra bắc, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn

Vào tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy đã quyết định chia thành 3 đạo tiến quân ra Bắc. Trong đó đạo quân thứ nhất tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn viện binh của nhà Minh từ Vân Nam sang.

Lược đồ nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc
Lược đồ nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc


Đạo quân thứ hai sẽ thực hiện giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị ( sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc Minh từ Nghệ An về Đông Quan. Đạo quân thứ ba sẽ tiến thẳng về Đông Quan. Nghĩa quân Lam Sơn đi đến đâu cũng được nhân dân trên khắp cả nước ủng hộ về mọi mặt. Thắng lớn trong nhiều trận đánh, cuộc khởi nghĩa đã chính thức bước vào giai đoạn phản công, khởi đầu với trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426.

Tháng 10 năm 1426, khoảng 5 vạn viện binh của quân Minh do Vương Thông chỉ huy tiến đánh vào thành Đông Quan, lúc này quân số của địch đã lên thành 10 vạn. Tháng 11/1426, Vương Thông đã tiến đánh vào nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Cao Bộ nhằm giành thế chủ động.

Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động
Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động


 Tuy nhiên, biết được âm mưu của giặc, quân ta đã có mai phục tại Tốt Động - Chúc Động. Quân Minh bị đánh tan tác, Vương Thông phải kéo binh tháo chạy về Đồng Quan. 

Thừa thắng xông lên, vào cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã triển khai chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang, đánh tan thêm 10 vạn viện binh của nhà Minh. Tướng chỉ huy là Vương Thông phải xin giảng hòa và được rút quân về nước. 

Sau chiến thắng tại Chi Lăng - Xương Giang, Lê Lợi đã sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để tuyên cáo toàn dân, khôi phục nước Đại Việt. Lê Lợi lên ngôi tức vua Lê Thái Tổ, mở ra cơ nghiệp nhà Lê.

Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn giành được thắng lợi dựa vào những nguyên nhân sau đây: 

Sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của đội quân chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Cùng với đó là tài điều binh của Lê Lợi khi đã chọn lọc và tin dùng những tướng sĩ tài hoa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Chính, Lê Lai,... Không những thế, Lê Lợi còn biết kết hợp cả về sức mạnh quân sự lẫn sức mạnh ngoại giao để đánh đuổi quân xâm lược. 

Tinh thần yêu nước của dân tộc cùng ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất quyết tâm giành lại độc lập cho đất nước. Từ những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, đội quân đã nhận được sự ủng hộ hết lòng của nhân dân. Mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo lớn bé, tất cả đều cùng chung một lòng ủng hộ, đánh đuổi quân Minh về nước. 

Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm, đó là cuộc khởi nghĩa bền bỉ và lâu dài. Lê Lợi đã có đường lối đánh giặc đúng đắn và chủ trương dựa vào dân. Nhờ vậy mà nghĩa quân từ một đội quân nhỏ đã lớn mạnh thành đoàn quân khởi nghĩa hùng hậu với quy mô toàn quốc. 

Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của quân nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa cũng đã đập tan âm mưu của quân xâm lược, đất nước sạch bóng quân thù, mở ra triều đại Hậu Lê với gần 400 năm lịch sử.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng là cột mốc đánh dấu tinh thần yêu nước, dũng cảm của quan và dân ta. Đối với dân tộc Việt Nam, yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là thước đo về đạo lý làm người. 

Kéo theo đó chính sự sự phát triển thịnh vượng về mọi lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục, Chính trị, Quân sự. Góp phần để lại nhiều giá trị Văn hóa - Lịch sử to lớn cho tương lai. 

Như vậy, chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã  thể hiện được tinh thần yêu nước của quân và dân ta. Hơn thế nữa còn khắc họa được chân dung vị tướng lĩnh Lê Lợi mưu dũng tài ba đã đánh tan quân xâm lược, mở ra trang sử mới cho dân tộc. 

TrendingTrang chủ