Tiểu sử Viên Thế Khải - Kẻ phản bội chế độ tư sản Trung Quốc

Nguyễn Minh Khánh
tháng 6 30, 2023
Last Updated

 Viên Thế Khải (tên phiên âm: Yuan Shih-kai) là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Nhiều người căm hận ông phản bội nền dân chủ mà khó khăn lắm Trung Quốc mới xây dựng được. Vậy, Viên Thế Khải là nhân vật như thế nào? Tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, chính sách cai trị của Viên Thế Khải sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc qua bài viết sau đây.

Tiểu sử Viên Thế Khải

Viên Thế Khải (1864-1916) là một nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc, có vai trò tích cực trong cách mạng Tân Hợi năm 1911. Từ đó, chế độ Công Hòa ở Trung Quốc mở ra với người lãnh đạo đứng đầu là Viên Thế Khải, đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Viên Thế Khải
Chân dung Viên Thế Khải


Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, Viên Thế khải đã cố gắng áp dụng chế độ quân chủ, phá hoại các nỗ lực xây dựng chế độ dân chủ tại Trung Quốc. Ông đã tự phong mình là Hoàng Đế. Hành động này đã gây ra sự phản đối và không hài lòng từ các nhóm dân chủ và cách mạng.

Dưới áp lực của nhân dân và các tướng lĩnh, Viên Thế Khải buộc phải từ bỏ chế độ quân chủ. Vào năm 1916, Trung Quốc trở lại chế độ cộng hòa. Ngày 6 tháng 6 năm 1916, Viên Thế Khải qua đời, nguyên nhân cái chết được công nhận là tức giận vì phải từ bỏ ngôi Hoàng đế.

Có thể nói Viên Thế Khải là nhân vật gây ra nhiều tranh luận trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù ông đã có công trong việc chấm dứt triều đại phong kiến Mãn Thanh nhưng cũng là người đã đánh đổi lợi ích của dân chúng khi chấp nhận các yêu sách của Nhật để đạt được lợi ích cá nhân. Và điều đó sẽ đươc chúng tôi giới thiệu rõ hơn trong phần chính sách cai trị.

Cuộc đời và sự nghiệp

Từ năm 1884 đến năm 1885, ông tham quân đội nhà Thanh ở Sơn Đông, tham dự Chiến tranh Thanh-Nhật. Giai đoạn 1894 đến 1898, Viên Thế Khải tham gia việc đánh dẹp quân Nghĩa Hoà Đoàn. Trong giai đoạn này, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy chịu trách nhiệm huấn luyện binh sĩ.

Năm 1898, ông tham gia cuộc biến pháp Bách Nhật Duy Tân. Tuy nhiên, Viên Thế Khải rút lui và mật báo cho Thái hậu Từ Hi. Vì vậy, cuộc Duy Tân của Trung Quốc bị dập tắt, còn Viên Thế Khải thì thăng quan tiến chức. 

Sự nghiệp chính trị của Viên Thế Khải tiếp tục thăng hoa khi ông được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hồ-Quảng. Trong cuộc cách mạng Tân Hợi từ năm 1911 đến năm 1912, Viên Thế Khải lãnh đạo quân đội Bắc Dương đàn áp cách mạng. Lúc này, hầu như toàn bộ binh quyền của triều đình nhà Thanh đều do ông kiểm soát.

Sau một thỏa thuận vô cùng đặc biệt, Tôn Trung Sơn là lãnh đạo tối cao của cách mạng Tân Hợi đồng ý nhường chức Đại Tổng Thống cho Viên Thế Khải. Tuy nhiên, Viên Thế Khải phải đáp ứng buộc hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, tuyên bố công nhận chế độ cộng hòa, tuyên thệ giữ gìn hiến pháp vừa được nghị viện lập ra.

Sau khi Hoàng đế Quang Tự thoái vị, Tôn Trung Sơn giữ lời hứa nhường chức cho Viên Thế Khải. Ông trở thành Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1912. Trong suốt thời kỳ này, Viên Thế Khải thực hiện các biện pháp nhằm củng cố quyền lực của mình.

Tuy nhiên, sau đó ông  phản bội lời hứa đã bãi bỏ Quốc hội và Hiến pháp lâm thời, thiết lập chế độ độc tài. Năm 1914, Viên Thế Khải tuyên bố làm Hoàng Đế, khôi phục chế độ quân chủ và bãi nhiệm các nghị sĩ Quốc dân đảng khỏi Quốc hội. Việc này vấp phải vô số phản đối từ dân chúng. Vì vậy, Viên Thế Khải chỉ làm hoàng đế trong 83 ngày.

Vào năm 1915, Viên Thế Khải đã đồng ý với yêu cầu của Nhật Bản, trao cho họ độc quyền trong một số lĩnh vực nhất định và cho phép khai thác tài nguyên của Trung Quốc. Ngày 6 tháng 6 năm 1916, Viên Thế Khải qua đời.

Chính sách cai trị của Viên Thế Khải

Vào tháng 1 năm 1915, Viên Thế Khải đang giữ chức Đại Tổng Thống thì nhận được yêu sách của chính quyền Nhật Bản. Lúc này, thế giới đang chìm trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc mở rộng quyền kiểm soát Nhật ở Sơn Đông, miền nam vùng đất Mãn Châu và miền đông vùng Nội Mông. Trong đó, Nhật chiếm thêm lãnh thổ gồm một số đảo ở Nam Thái Bình Dương vốn thuộc về nước Đức. 

Vậy mà Viên Thế Khải đã chấp nhận phần lớn 21 yêu sách của Nhật, lợi dụng sự tức giận của dân chúng để ngồi lên ngôi vị hoàng đế. Để dọn đường cho chế độ quân chủ, Viên Thế Khải đã loại bỏ Quốc Dân Đảng khỏi chính phủ và nắm toàn quyền cai trị thông qua các tướng lĩnh. 

Tuy nhiên, chế độ quân chủ của ông đã gặp phản đối mạnh mẽ ngay cả trong các tướng lĩnh. Do sự phản đối và áp lực ngày càng gia tăng, Viên Thế Khải buộc phải đưa đất nước trở về chế độ cộng hòa. Chế độ quân chủ mà Viên Thế Khải vừa nỗ lực thiết lập được coi là một bước lùi của lịch sử, May mắn thay! Nó chỉ kéo dài trong 83 ngày ngắn ngủi.

Đời tư

Viên Thế Khải không chỉ thành công trong lĩnh vực chính trị mà còn thăng hoa trong tình trường với dàn mỹ nữ vây quanh. Ông không được coi là đẹp trai, mập và không đạt chuẩn về chiều cao. Tuy nhiên, ông lại có đến 10 người vợ, 32 người con. Trong đó, 3 người vợ từng làm kỹ nữ và nhiều người khác từng làm tỳ nữ.

gia đình Viên Thế Khải


Mối quan hệ giữa ông với vợ đầu là Vu thị không mấy hòa thuận. Tuy nhiên, người vợ thứ hai, họ Thẩm, lại được Viên Thế Khải yêu quý hơn cả nên được xem như "đệ nhất phu nhân". Ngoài ra, Viên Thế Khải còn có một cuộc tình lãng mạn với một kỹ nữ khác ở Nam Kinh. Với một gia đình với quá nhiều các bà vợ như thế, Viên Thế Khải đã sử dụng chiến thuật quản lý quân đội để quản lý gia đình. Ngoài ra, Viên Thế Khải khá yêu thường với người vợ thứ sáu, họ Dương nên để bà này phụ giúp quản lý gia đình.

Cái chết của Viên Thế Khải

Trong suốt 83 ngày, Viên Thế Khải ngồi trên ngai vàng, nắm quyền lực tuyệt đối. Tuy nhiên, vào ngày 6 tháng 6 năm 1916, ông qua đời ở tuổi 57. Theo những tài liệu truyền thông lúc đó cho rằng Viên Thế Khải chết vì lo lắng sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ mà ông đã xây dựng. Nhưng liệu có những nguyên nhân khác đằng sau sự ra đi đột ngột đó?

Một giả thuyết thú vị đề cập đến việc Viên Thế Khải qua đời do lối sống không lành mạnh. Ông thường xuyên sử dụng thực phẩm bổ dưỡng và có chế độ ăn uống hàng ngày không cân đối. Ông ưa thích các món thức ăn bổ huyết và cường thân, thường sử dụng nhân sâm và nhung hươu từ khi mới 25 tuổi. Điểm đáng lưu ý là Viên Thế Khải ít khi ăn rau củ và trái cây. Điều này có thể đã góp phần vào việc sức khỏe của ông dần suy yếu

Tuy nhiên, ông không nhận ra hậu quả của việc sử dụng thực phẩm bổ dưỡng quá mức. Sự phóng túng trong chuyện tình dục cũng được đề cập như giả thiết có thể dẫn đến cái chết sớm của ông. Nhưng cần lưu ý rằng điều này vẫn chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, cái chết đột ngột của Viên Thế Khải đã để lại khoảng trống quyền lực, đẩy Trung Quốc vào thời kỳ của các quân phiệt.

>> Có thể bạn muốn biết thêm về Tôn Trung Sơn, người đã nhường chức Đại Tổng Thống cho Viên Thế Khải.

Như vậy, Họ Là Ai vừa gửi đến bạn bài viết về nhân vật Viên Thế Khải với cuộc đời nhiều thăng trầm và biến động. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn và hẹn gặp lại sớm ở những bài viết tiếp theo.

TrendingTrang chủ