Nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ nhất - Tóm tắt diễn biến

Nguyễn Minh Khánh
tháng 7 27, 2023
Last Updated

 Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh phi nghĩa có quy mô thế giới. Cuộc chiến này được bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918. Đây là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về bối cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh qua bài viết dưới đây. 

Bối cảnh trước chiến tranh

chien-tranh-the-gioi-thu-nhat


Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả của hàng loạt sự kiện chính trị và quân sự diễn ra trong suốt thế kỷ XIX. Bối cảnh của thế giới lúc bấy giờ nổi bật với một số sự kiện tiêu biểu như: 

Chiến tranh Pháp - Phổ

Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ được kết thúc với thất bại của Pháp vào năm 1870. Điều này đã mang đến nhiều sự thay đổi trong cán cân quyền lực của châu Âu. 

Hệ thống liên minh

Sau khi đánh bại Napoléon, một số cường quốc châu Âu bắt đầu thiết lập một “trò chơi” liên minh và xây dựng chiến lược xây dựng quân đội, tầm ảnh hưởng kéo dài suốt từ thế kỷ XIX đến những năm đầu của thế kỷ XX. 

Hòa bình vũ trang

Việc thành lập hệ thống các nước liên minh đã dẫn đến moojy kỷ nguyên mới được gọi là La Paz Armada. Tất cả các thế lực đã bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang để tăng cường sức mạnh quân đội của mình. Tất cả đều thực hiện song song việc can ngăn các đối thủ của mình khởi xướng chiến sự và tích cực chuẩn bị trong trường hợp chiến tranh nổ ra..

Chủ nghĩa đế quốc thực dân

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời điểm chủ nghĩa thực dân trở thành chủ nghĩa đế quốc. Tất cả các cường quốc (bao gồm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ) đều có các thuộc địa ở Châu Phi và Châu Á. 

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất

Nguyên nhân của cuộc chiến tranh này là rất phức tạp, đa diện, cụ thể: 

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh 

Có thể nói nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc do vấn đề phân chia thuộc địa và thị trường tiêu thụ. Trong đó, đế quốc Anh chiếm cứ hệ thống thuộc địa rộng lớn và mâu thuẫn với đế quốc Đức. 

Những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển không đồng đều về nền kinh tế và chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi mối quan hệ giữa các nước đế quốc chủ nghĩa. Anh, Pháp có nhiều thuộc địa rộng lớn, giàu có còn Mỹ, Đức, Nhật tuy có nền kinh tế phát triển nhưng thuộc địa lại rất ít. 

Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất giành thuộc địa, Đức là đế quốc hung hãng nhất vì có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa. Hành động và thái độ của Đức đã làm căng thẳng mối quan hệ của liên minh châu Âu, đặc biệt là các nước đế quốc. 

Năm 1880, Đức xây dựng kế hoạch chiến tranh để thâu tóm hầu hết lãnh thổ châu Âu, mở rộng sang các nước thuộc địa của Anh, Pháp ở châu Phi và châu Á. 

Năm 1882, Đức, Áo - Hung và Ý đã thành lập một nhóm liên minh riêng. Năm 1915, Ý rời liên minh và chống lại Đức để ủng hộ phe đồng minh là Anh, Pháp, Nga. Dù Anh, Pháp, Nga tuy có xảy ra tranh chấp thuộc địa nhưng vẫn các quốc gia này vẫn nhượng bộ nhau để ký kết các hiệp ước song phương bao gồm: 

  • Hiệp ước Pháp - Nga (1980).
  • Hiệp ước Anh - Pháp (1904).
  • Hiệp ước Anh - Nga (1907). 

Sau khi các hiệp định này được ký kết, các quốc gia này thành lập phe Hiệp ước.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thứ nhất

Vào ngày 28/06/1914, Thái tử Áo - Hungary ở Boxnia đã một người Xecbi đã sát hại. Sự kiện này đã gây chấn động thế giới vào thời điểm lúc bấy giờ. Đây cũng là mồi lửa để kích nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Giới quân phiệt Đức và Áo đã nhân cớ này để tuyên chiến. Vì lẽ đó, chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra.

Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là "giọt nước tràn ly", chỉ là cái cớ chính đáng để các bên chính thức khai chiến sau một thời gian dài chuẩn bị kỹ lưỡng về vũ khí, quân dụng. Chiến tranh nổ ra do các bên đối địch từ lâu đã mâu thuẫn đối kháng và muốn tiêu diệt lẫn nhau bằng quân sự để thâu tóm thuộc địa và phân chia thế giới.

>> Có thể bạn muốn xem bài viết chi tiết vụ ám sát thái tử Áo Hung.

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất 

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc chiến này đã đưa 38 nước đế quốc vào cuộc đấu đá tranh giành quyền lợi cá nhân nhằm mục đích tranh giành thuộc địa và nâng cao thế lực. 

Bất cứ nước nào nhảy vào cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa và cướp đoạt lãnh thổ đều mang mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn, vẫn là cuộc chiến tranh quân sự nhưng người dân châu Âu phải chiến đấu trên cả chiến trường lẫn hậu phương, phụ nữ phải làm việc thay nam giới. Đã có khoảng 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương và những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa trên toàn thế giới.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy chiến tranh thế giới thứ nhất


Tóm tắt diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu diễn ra trên ba mặt trận gồm mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông và mặt trận phía Nam. Trong đó: 

  • Mặt trận phía Tây: Trận chiến giữa liên quân Pháp Anh chống lại quân Đức. Đây là mặt trận lớn nhất có vai trò quyết định số phận của cuộc chiến tranh.
  • Mặt trận phía Đông: Trận chiến giữa quân Nga chống Đức và Áo - Hung. Mặt trận này không có quy mô lớn và quan trọng như mặt trận phía Tây và Nga thường thất bại trước Đức. Tuy nhiên quân Đức và Áo - Hung phải chia quân đội để đảm bảo cho cả hai mặt trận.  
  • Mặt trận phía Nam: Trận chiến giữa một số lực lượng quân đội nhỏ và chỉ có ý nghĩa trong khu vực.  

Thế chiến lần thứ nhất gồm vô số những trận đánh, chiến dịch lớn nhỏ, được chia làm 2 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1914 đến năm 1916

Sau khi cuộc thương thảo của chính quyền Áo - Hung với chính quyền Xecbi không đi đến thỏa thuận, ngày 28/07/1914, Áo - Hung quyết định tuyên chiến. Lúc này Đức phải chiến đấu trên cả hai mặt trận phía Tây và mặt trận phía Đông. 

  • Ngày 1/8/1914, nước Đức tuyên chiến với Nga
  • Ngày 03/08/1914, nước Đức tuyên chiến với Pháp
  • Ngày 04/08/1914, đế quốc Anh tuyên chiến với đế quốc Đức.

→ Cuộc chiến tranh đế quốc đã bùng nổ từ đây và nhanh chóng lan rộng ra thành chiến tranh thế giới thứ nhất. 

Đức đưa ra kế hoạch sẽ tập trung lực lượng đánh bại Pháp ở mặt trận phía Tây một cách nhanh chóng rồi quay sang đánh Nga. Đêm 03/08/1914, Đức tràn vào Bỉ và đánh thọc sang Pháp. Đức chặn đường ra biển để chặn quân Anh sang cứu viện. 

Trong lúc đó ở mặt trận phía Đông, Nga tấn công vào Đông Phổ, Đức buộc phải điều quân từ mặt trận phía Tây về phía Đong để đánh Nga. Pháp thoát khỏi nguy cơ xâm chiếm. 

Đến đầu tháng 9/1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Macno. Đế quốc Anh cho quân đổ bộ lên lục địa châu Âu chi viện cho các quốc gia trong liên minh. Vì lẽ đó, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức bị phá sản.

trận địa chiến hào chiến tranh thế giới thứ nhất
Trận địa chiến hào chiến tranh thế giới thứ nhất


Đến năm 1915, Đức lại dồn binh lực sang mặt trận phía Đông cùng quân Áo Hung để tấn công Nga. Lúc này chế độ Nga Hoàng đang bị khủng hoảng, Đức không đạt được mục đích nên đã loại bỏ Nga ra khỏi trận chiến. 

Mức độ thảm khốc của thế chiến thứ nhất tăng lên khi cả hai bên áp dụng những vũ khí sức sát thương lớn như: súng máy, xe tăng, vũ khí hóa học, máy bay. Dưới sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạng nặng, cuộc chiến chủ yếu diễn ra với những chiến hào. Kiểu pháo đài phòng thủ thời trước đó trở nên vô dụng.

Cho đến năm 1916, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, mở ra chiến dịch tấn công Véc - doong  nhằm mục đích tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra hết sức quyết liệt khi kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1916. Trận chiến này đã làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Tuy nhiên, quân Đức vẫn phải rút lui vì không thể hạ nổi thành Véc - doong. 

Trong năm 1916, chiến sự lâm vào cảnh giằng co, không bên nào thực sự chiếm được ưu thế. Từ cuối năm 1916 trở đi quân đội Đức, Áo - Hung từ thế chủ động đã chuyển sang thế phòng ngự trên cả hai mặt trận. 

Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1917 đến năm 1918

Vào tháng 02/1917, quần chúng nhân dân Nga đã nổi dậy chống lại chiến tranh, đả đảo Nga Hoàng dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Chế độ Nga Hoàng bị lật đổ, chính phủ lâm thời được thành lập và tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. 

Trong lúc này, Đức vì muốn cắt đức đường tiếp tế từ phe hiệp ước mà sử dụng tàu ngầm. Mỹ ban đầu giữ thái độ trung lập vì muốn làm ngư ông đắc lợi, bán vũ khí cho cả hai bên. Tuy nhiên phong trào chống lại chiến tranh ở các nước ngày càng dâng cao nên Mỹ quyết định đứng về phe Hiệp ước để kết thúc chiến tranh. Lấy cớ Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển, tấn công tàu buôn của các nước thuộc phe Hiệp ước,ngày 02/04/1917, Mỹ tuyên chiến với Đức. 

Tuy điều này có lợi cho phe Hiệp ước là Anh, Pháp, Nga nhưng vẫn không thể phá vỡ phòng tuyến của Đức. Áo - Hung lúc này đã có ý định muốn cầu hòa nhưng Nga và Ý là không đồng tình vì còn nhiều tham vọng. Đức tiếp tục dồn lực để đánh Nga và loại Ý ra khỏi vòng chiến. 

Đầu năm 1918, lợi dụng khi quân Mỹ chưa sang đến châu Âu, quân Đức lại liên tiếp mở ra 4 đợt tấn công với quy mô lớn trên mặt trận Pháp. Chính phủ Pháp phải rời khỏi Paris. 

Tháng 7 năm 1918, cục diện chiến tranh thế giới thứ nhất thay đổi khi Mỹ dẫn 65 vạn quân đổ bộ vào châu Âu cùng với nhiều vũ khí đạn dược. Nhờ vậy mà quân Pháp và Anh đã quay lại phản công quân Đức trên mọi mặt trận. 

Đến ngày 18/07/1918, Pháp dùng 600 xe tăng phá vỡ phòng tuyến sông Macno và bắt giữ 3 vạn tù binh. 

Ngày 08/08 liên quân Anh - Pháp dùng 400 xe tăng đã đập tan phòng tuyến sông Xen, tiêu diệt 16 sư đoàn quân Đức. 

Từ cuối tháng 9 năm 1918, quân Đức liên tiếp thất bại, rút quân khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ. Các nước đồng minh của Đức cũng lần lược bị đánh bại. 

Ngày 03/10, Đức đề nghị thương lượng với Mỹ nhưng không được chấp nhận và Mỹ quyết tâm đánh đến cùng để Đức đầu hàng vô điều kiện. 

Ngày 9 tháng 11 năm 1918, Đức buộc phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, chiến thắng thuộc về phe Hiệp ước. 

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh kết thúc vào tháng 11/1918 với thắng lợi thuộc về phe Hiệp ước là Anh, Pháp, Nga và Đức cùng các nước đồng minh bị thất bại thảm hại phải đầu hàng vô điều kiện. 

Cuộc chiến đã gây ra nhiều thiệt hại hết sức nặng nề đối với thế giới. Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào chiến tranh, ước tính có hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu rơi vào kiệt quệ. Hàng loạt các thành phố lớn, công trình, đường xá bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỷ đô la. Mỹ trở thành chủ nợ và hưởng lợi rất nhiều từ việc buôn bán vĩ khí, kinh tế phát triển, vốn đầu tư tăng lên gấp 4 lần. 

Hệ thống hiệp ước Versailles và Washington được ra đời với mục đích thiết lập lại trật tự thế giới hậu chiến sự sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới. 

Tuy nhiên, công cuộc phân chia lợi ích sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất vẫn không hóa giải được mâu thuẫn gốc rễ mà còn làm mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

Bài học và ý nghĩa lịch sử của chiến tranh thế giới thứ nhất 

Thứ nhất: Cuộc chiến tranh là minh chứng rõ ràng rằng chủ nghĩa ích kỷ và tham vọng dù ở bất cứ phạm vi nào cũng đều sẽ dẫn đến xung đột, chiến tranh. Kết quả cuối cùng của một cuộc chiến tranh đều là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, các quốc gia nên giải quyết bất đồng, mâu thuẫn bằng đối thoại và hòa bình. 

Thứ hai: Mức độ tàn phá của chiến tranh thế giới khốc liệt đến mức không ai có thể dự tính được thiệt hại. Vì vậy, nhân loại cần phải biết kiềm chế nguy cơ xảy ra chiến tranh. Bỡi lẽ, nếu các quốc gia lựa chọn giải quyết bằng xung đột thì chỉ khiến họ gánh chịu hậu quả nặng nề. 

Thứ ba: Các yếu tố liên quan đến lợi ích dân tộc cực kỳ quan trọng. Nếu các quốc gia khác không tôn trọng, giữ mỗi quan hệ bình đẳng thì tình hình quốc tế sẽ không thể ổn định. Với những hậu quả khốc liệt mà chiến tranh gây ra, cần phải nhận thức được vấn đề quan trọng là phải ngăn chặn mầm móng mâu thuẫn trước khi quá muộn. 

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa, nó mang đến hậu quả vô cũng nặng nề cho nền kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… của các quốc gia trên thế giới. Sau cuộc chiến tranh, bản đồ thế giới được phân chia lại. Tuy nhiên, lúc này mâu thuẫn liên quan đến lợi ích của các quốc gia lớn lại bắt đầu xuất hiện. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cuộc chiến phi nghĩa này và hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo.

TrendingTrang chủ