Sự tích con muỗi - Tóm tắt ngắn gọn, kể chuyện và ý nghĩa

Nguyễn Minh Khánh
tháng 12 08, 2023
Last Updated

 Muỗi là một loài côn trùng gây hại cho con người, lây truyền các bệnh nguy hiểm. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, sự tích con muỗi lại kể về nguồn gốc của loài này dưới góc nhìn khác. Câu chuyện sự tích về con vật này sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc qua bài viết sau đây.

Tóm tắt sự tích con muỗi ngắn gọn

sự tích con muỗi


Người chổng nông dân Ngọc Tâm và vợ xinh đẹp là Nhan Diệp sống hạnh phúc bên nhau. Thế nhưng Nhan Diệp đột ngột qua đời, khiến người chồng đau khổ. Một đạo sĩ hướng dẫn Ngọc Tâm ôm và truyền hơi ấm cho vợ mỗi ngày trong 3 tháng 10 ngày để vợ hồi sinh. Nhưng mùi hôi từ xác chết khiến hàng xóm không chịu nổi.

Vì vậy, Ngọc Tâm bán tài sản mua một con thuyền, chở xác vợ đến núi Thiên Thai. Ở đó, vị thần tiên giúp Nhan Diệp sống lại nhờ 3 giọt máu của người chồng. Trước khi trờ về, tiên ông nhắc nhở Nhan Diệp về trách nhiệm của một người vợ và chúc họ hạnh phúc trọn đời.

Trên đường trở về, một tên lái buôn vì mê sắc đẹp Nhan Diệp bèn mời cô lên thuyền và rồi chở đi. Ngọc Tâm tìm kiếm vợ khắp nơi. Một tháng sau, anh gặp lại vợ nhưng Nhan Diệp đã thay lòng. Cô đưa cho chồng một ít vàng và yêu cầu anh hãy quên mình đi.

Nhan Diệp nhận ra đức hạnh của vợ và yêu cầu Nhan Diệp trả lại 3 giọt máu mà anh đã dùng để cứu cô. Khi Nhan Diệp lấy máu trả lại chồng thì cô ngã lăn ra chết. Sau khi chết, Nhan Diệp hóa kiếp thành một con muỗi bám theo chồng đòi lại 3 giọt máu. Mỗi khi đến gần, muỗi này bị người đời căm ghét là kẻ phụ bạc nên thường bị đập chết.

Kể chuyện sự tích con muỗi

Câu chuyện về sự tích con muỗi được coi là một trong những câu chuyện cổ tích có nguồn gốc từ dân gian Việt Nam. Được truyền miệng qua nhiều thế hệ, câu chuyện này đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam.

Theo truyền thuyết, Ngọc Tâm và Nhan Diệp là một cặp vợ chồng sống trong một ngôi nhà nhỏ ven sông. Ngọc Tâm là một người nông dân siêng năng, luôn chăm chỉ làm việc để nuôi sống gia đình. Trong khi đó, Nhan Diệp lại là một người lười biếng, chỉ thích ngồi không hưởng thụ cuộc sống.

Mặc dù có tính cách trái ngược nhau, nhưng Ngọc Tâm và Nhan Diệp vẫn sống hạnh phúc bên nhau. Người chồng luôn yêu thương và chăm sóc vợ mình.

Tuy nhiên, một ngày nọ, Nhan Diệp đột nhiên qua đời khiến Ngọc Tâm rơi vào cảnh đau đớn và tuyệt vọng. Không muốn rời xa vợ, Ngọc Tâm đã theo lời của một vị đạo sĩ nếu ôm ấp và truyền hơi ấm cho vợ trong 3 tháng 10 ngày thì vợ sẽ sống lại. Nhưng sau 3 ngày, xác vợ đã bắt đầu phát tán mùi hôi thối khiến hàng xóm láng giềng không chịu nổi.

Ngọc Tâm quá đau đớn không muốn rời xa vợ, bèn đem bán hết tài sản trong nhà, mua một chiếc thuyền chở xác vợ đi. Đến một ngày, thuyền đến một ngọn núi tràn đầy hoa thơm, cỏ lạ. Khi leo lên được lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đang lần bước. Thấy người có vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chừng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện. Ngọc Tâm bèn sụp lạy, rất thiết tha xin tiên ông cải tử hoàn sinh cho người vợ yêu.

Tiên ông cảm kích trước tình yêu của Ngọc Tâm nên bảo anh chích máu ở đầu ngón tay mình, nhỏ 3 giọt vào thi thể Nhan Diệp. Tức thì Nhan Diệp từ từ mở mắt ra, rồi sống lại ngồi dậy như chỉ vừa mới ngủ một giấc ngủ dài.

Trước khi chia tay, tiên ông đã nhắc nhở Nhan Diệp rằng "Đừng bao giờ quên bổn phận của một người vợ. Hãy luôn suy nghĩ về tình yêu của chồng. Chúc cho hai vợ chồng được hạnh phúc và sung sướng suốt cuộc đời."

Trên đường trở về nhà, người chồng cố gắng chèo thuyền thật nhanh để  đến nơi. Dù vậy, đường về nhà vẫn còn rất xa. Một hôm, thuyền dừng lại để người chồng Ngọc Tâm lên bờ mua lương ăn. Trong lúc chờ chồng, Nhan Diệp ngồi nghỉ ngơi trong một quán nhỏ.

Trong quán, có một tay lái buôn đã chú ý đến nhan sắc lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn đã mời nàng sang thuyền của mình để uống trà và dong thuyền chạy mất. Như vậy, Nhan Diệp đã chẳng nghĩ đến tình nghĩa phu thê mà phản bội chồng.

Khi Ngọc Tâm quay trở về, anh không thấy vợ mình và đã đi tìm kiếm h suốt ngày đêm. Một tháng sau, Ngọc Tâm tình cờ gặp lại Nhan Diệp, nhưng nàng lại đưa cho anh một ít vàng và nói rằng hãy cầm lấy nó và quên cô đi. 

Nhìn thấy sự phản bội của vợ, Ngọc Tâm đã tỉnh ngộ và nói với Nhan Diệp rằng  “Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của tôi nữa, vậy hãy trả lại cho tôi 3 giọt máu đã cứu mình sống lại”.

Nghe thế, Nhan Diệp đã nhanh chóng lấy dao và chích vào đầu ngón tay để lấy máu. Nhưng khi máu mới chảy ra, Nhan Diệp đã ngã xuống chết tươii.

Người vợ phụ bạc hóa kiếp thành một con vật nhỏ và mãi mãi theo đuổi Ngọc Tâm, mong muốn lấy lại ba giọt máu để trở lại làm người. Từ đó, loài này phát triển rất nhiều và được đặt tên là con Muỗi.

Vì ghét bọn phụ bạc, mỗi khi muỗi gần đến, người ta không ngần ngại đập chết chúng. Đó là lời cảnh tỉnh cho những kẻ tham lam và phụ bạc, rằng họ sẽ phải trả giá đắt nếu không biết trân trọng và đối xử tốt với những người thân yêu trong cuộc sống.

Bài học ý nghĩa

Câu chuyện về sự tích con muỗi mang lại cho chúng ta một bài học quý giá về tình yêu, lòng thủy chung, cũng như giải thích nguồn gốc của loài muỗi. Ngọc Tâm đã làm mọi cách để giữ lại vợ mình, thậm chí là bán hết tài sản của mình. Điều đó cho thấy tình yêu và lòng thủy chung sắt son của anh dành cho người vợ đã vượt qua mọi rào cản và khó khăn.

Ngoài ra, câu chuyện còn cho thấy cái giá của việc không chung thủy, kẻ phụ bạc đạo vợ chồng. Người vợ vì tham cảnh giàu sang mà bỏ chồng. Để rồi sau khi chết, người vợ hóa thân thành con muỗi, bị người đời đạp chết khi lại gần.

Kết luận

Câu chuyện về sự tích con muỗi không chỉ là một câu chuyện cổ tích đơn thuần mà còn là một bài học quý giá về tình yêu, lòng thủy chung và sự hi sinh. Nếu câu chuyện này hay thì hãy giúp chúng tôi chia sẻ nhé!

TrendingTrang chủ