Thoát Hoan là ai? 2 lần THUA Đại Việt phải chui ống đồng

Nguyễn Minh Khánh
tháng 2 11, 2023
Last Updated

 Thoát Hoan là người đã dẫn quân đánh Đại Việt hai lần nhưng đều nhận lại những thất bại trước sức mạnh của dân tộc. Cùng tìm hiểu về Thoát Hoan - người đã trốn trong ống đồng để tháo chạy về nước qua bài viết dưới đây.

Thoát Hoan là ai?

Thoát Hoan
Chân dung Thoát Hoan

Thoát Hoan không rõ năm sinh, mất vào năm 1301 là một vị hoàng tử nhà Nguyên. Thoát Hoan từng lãnh đạo quân Mông Nguyên sang xâm chiếm Đại Việt những hai lần dưới thời nhà Trần vào thế kỷ 13 nhưng bất thành. 

Ngoài ra, Thoát Hoan chui ống đồng trốn về nước vô cùng nổi tiếng, được lịch sử ghi lại. Thoát Hoan được phong làm Trấn Nam Vương, trực tiếp nhận lệnh dẫn quân xâm chiếm Đại Việt 2 lần nhưng lần nào cũng thất bại nặng nề. 

Đây cũng là người đã lấy công chúa nhà Trần là An Tư để hòa hoãn chiến sự do nhà Trần đề xuất. 

Xuất thân

Thoát Hoan là hoàng tử nhà Nguyên, là con trai thứ 9 của Hốt Tất Liệt - vị hoàng đế lập ra nhà Nguyên trong lịch sử Trung Hoa. Gia thế của Thoát Hoan vô cùng hùng mãnh khi cha là người sáng lập ra nhà Nguyên huy hoàng trong lịch sử Hốt Tất Liệt, ông nội là Đà Lôi - con trai của vị Đại hãn đầu tiên cũng là người huy hoàng nhất trong lịch sử Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn. 

Có tài liệu cho rằng, Thoát Hoan có 6 người con trai:  Thiết Mộc Nhi Bất Hoa, Laoǰang, Kuanchepuhua, Manzi, Budashili,... Công chúa An Tư- người con gái út của vua Trần Thái Tông đã được cống nạp cho Thoát Hoan vào lúc quân Mông Nguyên kéo sang xâm lược nước ta. Mục đích của việc đem công chúa cho Thoát Hoan là để kéo dãn thời gian để chuẩn bị lực lượng đánh địch. Có tài liệu ghi rằng, công chúa An Tư và Thoát Hoan có với nhau 2 người con nhưng thông tin này chưa được xác nhận. 

Sự nghiệp

Đánh Đại Việt lần thứ 1

Sau khi tiêu diệt nhà Nam Tống, thống trị toàn cõi Trung Hoa, năm 1282, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt sai Toa Đô đem 5 vạn quân đánh Chiêm Thành. Quân Mông yêu cầu nhà Trần mở đường ngay trên lãnh thổ nước ta để Toa Đô dẫn quân qua đánh Chiêm Thành. Tuy nhiên, yêu cầu này bị vua Trần phản đối và cho bắt sứ giả nhà Mông cử sang.

Theo kế hoạch, sau khi Toa Đô dẫn quân chiếm thành công Chiêm Thành sẽ hội nhập với 50 vạn quân của Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống, tạo thế gọng kìm đánh nước ta từ hai bên. 

Tuy nhiên, kế hoạch thất bại khi Toa Đô không đánh được Chiêm Thành. Vậy nên năm 1284 vua nguyên phong Thoát Hoan làm Trấn Nam Vương nhận lệnh chuẩn bị đánh Đại Việt. Tháng 12 năm 1284, Trấn Nam Vương Thoát Hoan dẫn tướng Ariq Qaya, Ô Mã Nhi, Lý Hằng, Koncak, Bolqadar, Satartai, Naqai, Mangqudai, Lý Bang Hiến, Tôn Hựu, Tôn Đức Lâm, Lưu Thế Anh, Lưu Khuê, Nghê Nhuận dẫn quân tiến đánh Đại Việt. 

Dẫn quân đánh Đại Việt lần này nhận thất bại ê chề khi bị các tướng tài giỏi nước ta phản công chặn tất cả đường lui của quân Mông Cổ. Tại đây quân ta đã sử dụng kế “vườn không nhà trống” để cắt đứt nguồn cung cấp lương thực của quân địch. Đến này nay, giai thoại về kế sách đáng địch này vẫn được ca ngợi có một không hai. Sau thời gian dài chiến đấu gian khổ, quân Đại Việt đã đánh bại quân Mông Nguyên, giết chết tướng Toa Đô. Thoát Hoan sợ chết đã trốn vào ống đồng để quân lính khiêng về nước thoát chết.

>> Xem bài viết chi tiết Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.

Đánh Đại Việt lần thứ 2

Không ngậm được nỗi đắng cay khi bị quân Đại Việt đánh bại và phải chạy về nước. Tháng 3 năm 1286, Thoát Hoan lại nhận lệnh dẫn quân tiến hành đánh Đại Việt lần nữa. Ở lần đầu đánh Đại Việt, vì lo sợ bởi khí thế quân địch mà có một vài quan lại và tướng nhà Trần đã đầu hàng, trong đó có Trần Ích Tắc. 

Viện cớ đưa Trần Ích Tắc về nước, cuối năm 1286, Thoát Hoan dẫn quân tiến về phía lãnh thổ nước Đại Việt. 

Ngày 3 tháng 9 năm 1286, quân Mông cổ tấn công nước Đại Việt chia làm 3 cánh, Thoát Hoan dẫn cánh chủ lực cùng Trần Ích Tắc tiến vào Đại Việt từ phía Đông Bắc. Lần này, quân Mông Cổ cũng bị quân Đại Việt phản kháng quyết liệt, sử dụng nhiều mưu kế để đánh lại đại quân lớn. Lần này, quân Mông Cổ cũng không thể dễ dàng đánh bại Đại Việt. 

Nhà Trần Cống nạp công chúa An Tư

Vào tháng 2 năm 1258, khi Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, để cho quân qua sông liền cột bèo làm cầu. Quân Đại Việt lên kế hoạch theo hai bên sông lập đồn để cự lại,  nhưng không được. Chiều đến, quân Nguyên đã qua được sông và tiến vào kinh thành Thăng Long, vua Trần Thánh Tông lúc này nghĩ ra kế sách hoãn binh, bèn sai đưa công chúa gả cho Thoát Hoan, để thư nạn cho nước, nhân cơ hội tập trung lực lượng phản công. 

Vị công chúa được cống nạp chính là An Tư công chúa, con gái út của vua Trần Thái Tông với một phi tần, cũng chính là em gái Trần Thánh Tông. Đây được coi như là một sự hi sinh lớn lao của vị công chúa yếu đuối cho nền độc lập nước nhà. Sau này, không có thông tin liên quan đến vị công chúa này được ghi chép. Tuy nhiên, có tin đồn rằng, công chúa nhân lúc hỗn loạn đã chạy thoát nhưng sau đó bị truy đuổi nên tự kết liễu.

>> Xem bài viết chi tiết An Tư công chúa.

Cái chết

Lúc bấy giờ, con cháu Thành Cát Tư Hãn đều tự hào mình là những người bất khả chiến bại. Tuy nhiên, sau khi dẫn quân những 2 lần đánh Đại Việt nhưng thất bại. Sự thất bại này của Thoát Hoan đã khiến Hốt Tất Liệt cực kỳ tức giận và ông tới trấn thủ Dương Châu không được quay về kinh thành. Chính tại Dương Châu năm 1302, Thoát Hoan đã qua đời mà không được quay lại kinh thành gặp Hốt Tất Liệt một lần nào chính bởi sự thất bại khi đánh Đại Việt. 

Thoát Hoan là người đã dẫn quân đánh Đại Việt những hai lần nhưng vẫn thất bại ê chề. Chính vì điều này mà khiến cuộc đời ông từ người sống trong hoàng tộc phải bị “lưu đày” không được quay về kinh thành. Không có thông tin về lăng mộ của ông được ghi chép cho đến tận bây giờ.

Holaai.org vừa gửi đến bạn thông tin về Thoát Hoan, vị tướng, hoàng tử đã 2 lần đem quân sang đánh Đại Việt. Hãy chia sẻ bài viết này để giúp chúng tôi gìn giữ các giá trị lịch sử.

TrendingTrang chủ