Khởi nghĩa Hương Khê - Diễn biến, kết quả và ý nghĩa

Nguyễn Minh Khánh
tháng 5 02, 2023
Last Updated

 Khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất hưởng ứng phong trào Cần Vương. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu địa bàn, lực lượng tham gia, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa này.

Sơ đồ tư duy

sơ đồ tư duy khởi nghĩa Hương Khê


Nguyên nhân bùng nổ

Hiệp định Pa-tơ-nốt được ký kết đánh dấu thực dân Pháp hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam của. Phái chủ chiến của triều đình Huế phản công Pháp thất bại. Năm 1885, trên đường chạy trốn khỏi sự truy đuổi ráo riết của thực dân Pháp, Tôn Thất Thuyết dưới danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.

Đình Nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng đã đứng dưới ngọn cờ Cần Vương "phò vua cứu nước", chiêu nạp và huấn luyện binh sĩ, mở ra cuộc khởi nghĩa Hương Khê lưu truyền hậu thế. Khi vua Hàm Nghi đến Nghệ An, nhà vua đã phong cho Phan Đình Phùng quyền lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp tại 4 tỉnh.

Địa bàn - Lực lượng tham gia

Khởi nghĩa Hương Khê ban đầu phát động ở huyện Hương Khê và Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó, cuộc khởi nghĩa đã lan rộng ra các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình thuộc Trung Kỳ. Tuy có địa bàn rộng khắp, căn cứ chỉ huy của nghĩa quân đặt tại nơi là núi Vụ Quang, Ngàn Trươi, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh (nay thuộc xã Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh).

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê ai lãnh đạo?

Khởi nghĩa Hương Khê có một vị chỉ huy là sĩ phu yêu nước, Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng. Cụ Phan có tầm nhìn chính trị, lại giỏi cầm quân, được đích thân vua Hàm Nghi giao trọng trách lãnh đạo khởi nghĩa.

Ngoài ra, ông còn có một người trợ thủ đắc lực luôn kề vai sát cánh là phó tướng Cao Thắng. Cao Thắng nổi tiếng với tài chế súng, không thua gì súng của quân Pháp.Cao Thắng và Phan Đình Phùng đã cùng nhau lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong suốt 1 thập kỷ chống Pháp.

Lực lượng tham gia

Lực lượng nghĩa quân gồm có nhân dân các dân tộc miền núi, nông dân, sĩ phu yêu nước. Nghĩa quân được chia ra thành 15 quân thứ (ngày nay gọi là quân khu), phân bố ở khắp 4 tỉnh Thanh-Nghệ-Hà-Quảng. Mỗi quân thứ được gọi tên theo nơi đóng quân và có một người chỉ huy riêng như sau:

  • Khê thứ là toán quân của huyện Hương Khê Hà Tĩnh do Nguyễn Thoại cầm đầu.
  • Can thứ là toán quân của huyện Can Lộc Hà Tĩnh do Nguyễn Chanh cùng Nguyễn Trạch cầm đầu.
  • Lai thứ là toán quân của tổng Lai Trạch huyện Can Lộc Hà Tĩnh do Phan Đình Nghĩnh cầm đầu.
  • Hương thứ là toán quân của huyện Hương Sơn Hà Tĩnh do Nguyễn Huy Giáo cầm đầu.
  • Nghi thứ là toán quân của huyện Nghi Xuân Hà Tĩnh do Ngô Quảng cùng Hà Văn Mỹ cầm đầu.
  • Cẩm thứ là toán quân của huyện Cẩm Xuyên Hà Tĩnh do Hoàng Bá Xuyên cầm đầu.
  • Thạch thứ là toán quân của huyện Thạch Hà Hà Tĩnh do Võ Phát cầm đầu.
  • Diệm thứ là toán quân của làng Tình Diệm huyện Hương Sơn Hà Tĩnh do Cao Đạt cầm đầu.
  • Lễ thứ là toán quân của làng Trung Lễ huyện Đức Thọ Hà Tĩnh do Nguyễn Cấp cầm đầu.
  • Kỳ thứ là toán quân của huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh do Võ Phát cầm đầu.
  • Anh thứ là toán quân của huyện Anh Sơn Nghệ An do Nguyễn Mậu cầm đầu.
  • Diễn thứ là toán quân của huyện Diễn Châu Nghệ An do Lê Trọng Vinh cầm đầu.
  • Thanh thứ là toán quân của Thanh Hóa do Cầm Bá Thước cầm đầu.
  • Bình thứ là toán quân của Quảng Bình do Nguyễn Thụ cầm đầu.
  • Lệ thứ là toán quân của huyện Lệ Thủy Quảng Bình Nguyên Bí cầm đầu

Diễn biến

Giai đoạn 1

Từ năm 1885 - 1888: Được gọi là giai đoạn chuẩn bị
  • Mở đầu cho cuộc khởi nghĩa, chỉ huy Phan Đình Phùng tổ chức một vài trận tập kích nhưng nhanh chóng thất bại. Vì vậy, ông cho lui quân về làng Phùng Công ở Hương Sơn, rồi lại rút lên rừng núi đánh du kích. Thấy lực lượng quá mỏng và yếu, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy lại cho phó tướng Cao Thắng, rồi đi lên các tỉnh Bắc Kỳ tìm cứu viện.
  • Tại Hà Tĩnh, chỉ huy Cao Thắng lúc bấy giờ cho chiêu mộ binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, sản xuất vũ khí chuẩn bị cho cuộc chiến. Trong giai đoạn này, quân của Cao Thắng đã làm được súng trường theo mẫu của Pháp.

Giai đoạn 2

Từ năm 1889 - 1896: Giai đoạn kháng chiến
  • Tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng trở về tiếp quản quyền chỉ huy. Lúc này công tác chuẩn bị đã hoàn tất, nghĩa quân đã có khoảng ngàn lính và được trang bị 500 khẩu súng. Phan Đình Phùng bắt đầu mở rộng địa bàn hoạt động, nhằm cản trở con đường di chuyển Bắc-Nam cùng âm mưu xâm lược Việt Nam của quân đội Pháp.
  • Để đối phó với nghĩa quân, địch cho xây dựng các đồn lẻ ở khắp nơi để phong tỏa từng khu vực nhằm cắt đứt liên lạc giữa các quân thứ. Riêng ở Hương Khê đã có 20 đồn với tổng số 600 lính canh gác.
  • Trong những năm từ 1889 đến 1892, nghĩa quân các tỉnh  đã cùng nhau tổ chức 28 trận đánh lớn nhỏ để đánh trả và tập kích thực dân Pháp. 
  • Để phá vòng vây đồng thời mở rộng địa bàn, cuối năm 1893 Cao Thắng đưa quân tiến đánh Nghệ An. Tuy đã phá hủy được nhiều đồn trại của địch, nhưng đến trận tiến công đồn Nu ở Thanh Chương, ông bị trọng thương rồi hy sinh. Cái chết của ông là sự mất mát lớn của nghĩa quân.
  • Càng về sau, cuộc khởi nghĩa càng vấp phải sự đàn áp dã man của quân Pháp. Chúng quyết tâm dùng mọi thủ đoạn tiêu diệt nghĩa quân, dồn chúng ta vào đường cùng. Trước tình thế hiểm nguy, Phan Đình Phùng đã sử dụng mưu kế chiến thắng địch trong trận Vụ Quang.
  • Ngày 28 tháng 12 năm 1895, Phan Đình Phùng qua đời, nghĩa quân suy yếu dần rồi tan rã.

Trận Vụ Quang

Để chuẩn bị, ông cho nghĩa quân chặt nhiều cây gỗ lớn ở đầu nguồn sông, kết lại thành một khối lớn ngăn nước chảy. Nửa đêm hôm đó, nghĩa quân cử người ra nhử giặc. Nghĩa quân giả vờ thua trận rồi tháo chạy về phía đã lên kế hoạch. Quả không nằm ngoài dự đoán của cụ Phan, giặc trúng kế của ta, tiến công về phía sông Vụ Quang. Lúc chúng đang ở giữa dòng sông, nghĩa quân chặt đứt dây mây. Tức thì, dòng nước bị kìm hãm ào ào đổ xuống, mang theo vô số cây gỗ nặng trịch rơi vào quân địch. Khi kẻ địch vùa ngoi lên, chúng bị phục binh bên bờ sông bắn chết rất nhiều.Kết thúc trận chiến, quân địch tổn thất nặng nề.

Kết quả và ý nghĩa

Kết quả: 

Sau trận Vụ Quang, Phan Đình Phùng bị thương rồi qua đời ngày 28 tháng 12 năm 1895. Cái chết của vị tướng lĩnh đứng đầu đã gây hoang mang trong đội ngũ nghĩa quân. Một tuần sau khi Phan Đình Phùng mất, quân Pháp đánh chiếm thành công căn cứ nghĩa quân. Kể từ đó, nghĩa quân hoạt động yếu dần rồi tan rã. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài một thập kỷ đã thất bại.

Ý nghĩa:

Cuộc khởi nghĩa đã nêu cao ngọn cờ đấu tranh của dân tộc Việt Nam, thể hiện tấm lòng yêu nước cùng khí thế kiên cường, bất khuất trước bọn xâm lăng. Nghĩa quân Hương Khê cùng nhiều trận đánh lớn nhỏ đã góp phần cản trở và làm chậm tốc độ tiến công của Pháp. Cuộc khởi nghĩa để lại nhiều bài học giá trị cho nghệ thuật quân sự, đặc biệt là chiến tranh du kích sử dụng vũ khí nóng.

Nguyên nhân thất bại

Khởi nghĩa Hương Khê kéo dài suốt 10 năm lịch sử với địa bàn rộng khắp, nhưng cuối cùng cũng bị đàn áp. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa này thất bại:
  • Dù đã kêu gọi được lực lượng cùng quân sĩ khắp 4 tỉnh Trung Kỳ, thế nhưng giữa các toán quân vẫn thiếu sự liên kết.
  • Đối đầu với thực dân Pháp sở hữu vũ khí hiện đại, đội quân của ta yếu thế hơn rất nhiều về tài nguyên chiến đấu.
  • Do chưa thể tập hợp lực lượng trên toàn quốc, sự chênh lệch về quân số giữa ta và địch là rất lớn.
  • Cuộc khởi nghĩa vẫn mang dáng dấp phong kiến. Lúc bấy giờ, ngọn cờ phong kiến đã không còn tiêu biểu để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân.

Một số câu hỏi thường gặp

  • Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra ở đâu, trong thời gian nào?
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê nổ ra dưới ngọn cờ Cần Vương, bắt đầu từ năm 1885 ở tại Hương Khê Hà Tĩnh, rồi lan rộng ra các tỉnh Thanh-Nghệ-Quảng thuộc Trung Kỳ.
  • Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Cuộc khởi nghĩa có địa bàn rộng lớn, gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Đây là cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cần Vương, chấm dứt những phong trào yêu nước dưới danh nghĩa "phò vua cứu nước"

Thời gian tồn tại của nghĩa quân Hương Khê cũng lâu nhất trong phong trào Cần Vương, chiến đấu qua 10 năm ròng mới bị dập tắt.

Phan Đình Phùng đã thành công trong việc kêu gọi đông đảo các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc tham gia chiến đấu.

Tổ chức lực lượng chặt chẽ, thông minh, chia thành 15 thứ quân phân bố ở mỗi địa phương.
Nghĩa quân đã xây dựng được công sự, chế tạo được vũ khí hiện đại.
Nghĩa quân nhận được sự ủng hộ của nhân dân, biết huy động nguồn lực của dân chúng để bù đắp tài nguyên bị thiếu hụt.
Đội quân sử dụng lối đánh du kích , khai thác tốt các lợi thế của địa bàn.
Khởi nghĩa đã dành được nhiều thắng lợi vẻ vang, khiến quân địch chịu nhiều tổn thất hết sức nghiêm trọng.

>> Có thể bạn muốn biết thêm về khởi nghĩa Bãi Sậy.

Khởi nghĩa Hương Khê dù thất bại nhưng đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử Việt Nam. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sắp tới.

TrendingTrang chủ