Marie-Anne Pierrette Paulze - Bông hồng tài năng trong hóa học

Nguyễn Minh Khánh
tháng 8 09, 2023
Last Updated

 Marie-Anne Pierrette Paulze Lavoisier là vợ của nhà hóa học Antoine Lavoisier, trợ lý phòng thí nghiệm. Bà đã có công giúp những nghiên cứu của chồng được gìn giữ và tới tay độc giả quốc tế. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về người phụ nữ đặc biệt đứng sau thành công của cha đẻ hóa học Antoine Lavoisier.

Tiểu sử

Marie-Anne Pierrette Paulze Lavoisier (1758-1836) là một nhà khoa học, họa sĩ và dịch giả người Pháp. Cô là vợ và trợ lý nghiên cứu của Antoine Lavoisier, người được mệnh danh là "cha đẻ của hóa học hiện đại".

Marie-Anne Pierrette Paulze
Marie-Anne Pierrette Paulze


Marie-Anne đã vẽ nhiều hình vẽ minh họa cho các công trình nghiên cứu của chồng, tham gia dịch và biên tập các tác phẩm khoa học từ tiếng Anh và tiếng Ý sang tiếng Pháp. Sau khi chồng mất, cô cũng đó có công duy trì và gìn giữ những tư liệu khoa học quan trọng của Lavoisier.

Qua đó, Marie-Anne Pierrette Paulze Lavoisier đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự nghiệp khoa học của chồng mình và trong lịch sử hóa học.

Xuất thân

Gia đình của Marie-Anne không chỉ đơn thuần là một gia đình giàu có. Cha cô là luật sư nghị viện Jacques Paulze. Ông đã kiếm được một lượng lớn tiền từ Ferme Générale - một tổ chức tài chính chịu trách nhiệm thu thuế cho chế độ quân chủ Pháp.

Tuy nhiên, cuộc sống của Marie-Anne không hoàn toàn là niềm vui và hạnh phúc. Mất mẹ ở tuổi rất nhỏ, cô được nuôi dưỡng và giáo dục ở một tu viện. Điều đáng chú ý nhất chính là việc Marie-Anne trở thành học trò của họa sĩ Jacques-Louis David. Việc một cô gái trẻ từ một gia đình tài chính danh giá lại theo đuổi đam mê với hội họa thật sự vô cùng đáng ngưỡng mộ.

Kết hôn với Antoine Lavoisier

Đôi khi cuộc sống có những bước ngoặt mà ta chẳng thể ngờ tới. Khi Marie-Anne mới 13 tuổi thì nhận được lời cầu hôn của Bá tước d'Amerval đã 50 tuổi. Cha của Marie-Anne bị đe dọa mất việc làm ở Ferme Générale nếu không chấp nhận cuộc hôn nhân này. Để cứu con gái khỏi một cuộc hôn nhân bất đắc dĩ, Jacques Paulze đã quyết định chọn Antoine Lavoisie vừa là đồng nghiệp, nhà khoa học, quí tộc, mới 28 tuổi kết hôn với con gái mình. Antoine Lavoisie chấp nhận lời đề nghị. Vào ngày 16 tháng 12 năm 1771, Antoine Lavoisie kết hôn với Marie-Anne Pierrette Paulze.

Cùng chồng nghiên cứu khoa học

Lavoisier tiếp tục công tác tại Ferme-Générale. Vào năm 1775, ông được chỉ định làm quản lý thuốc súng. Vì vậy, cả hai vợ chồng chuyển đến sống tại Arsenal, Paris. Tại nơi này, hứng thú với hóa học của Lavoisier dâng cao sau khi ông được đào tạo tại phòng thí nghiệm của Guillaume François Rouelle. Với sự ổn định về tài chính từ gia đình của cả hai, ông đã xây dựng được một phòng thí nghiệm hóa học hàng đầu thế giới. Marie-Anne Pierrette Paulze bắt đầu quan tâm đến công trình nghiên cứu khoa học của chồng và tham gia vào công việc tại phòng thí nghiệm.

Cô được đào tạo chuyên môn từ Jean Baptiste Michel Bucquet và Philippe Gingembre, đều là đồng nghiệp của Lavoisier. Cặp đôi Lavoisier đã dành phần lớn thời gian cùng nhau tại phòng thí nghiệm, hợp tác nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bà cũng hỗ trợ ông bằng cách dịch các tài liệu hóa học từ tiếng Anh sang tiếng Pháp. Thực tế, phần lớn công sức nghiên cứu trong phòng thí nghiệm là sự cố gắng chung giữa Paulze và chồng. Trong đó, Marie-Anne Pierrette Paulze chủ yếu đóng vai trò trợ lý phòng thí nghiệm.

Chồng và cha qua đời

Trong năm 1793, Lavoisier và cha của Marie-Anne Pierrette Paulze bị cáo buộc là kẻ phản quốc trong thời kỳ cách mạng Pháp vì tham gia Ferme-Générale. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1793, Lavoisier đã bị bắt và giam giữ. Trong thời gian này, Paulze thường xuyên đến thăm Lavoisier và nỗ lực thuyết phục tha bổng cho ông. 

Bà đã trình bày quan điểm của mình với người đã cáo buộc Lavoisier  là André Dupin de Beaumont. Bà đã nêu lên những đóng góp của chồng mình trong lĩnh vực khoa học và tầm quan trọng của ông đối với Pháp. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của bà không thể cứu vãn được tình hình. Lavoisier và Jacques Paulze đã bị kết án và bị hành quyết vào ngày 8 tháng 5 năm 1794 tại Paris.

Sau khi mất cả chồng và cha, Paulze đã phá sản khi chính phủ mới tịch thu tài sản và tiền bạc (mặc dù sau đó đã được trả lại). Chính phủ cũng đã tịch thu tất cả các sổ ghi chép và thiết bị trong phòng thí nghiệm của Lavoisier. Dù vậy, Marie-Anne đã quyết định phát hành cuốn hồi ký cuối cùng về chồng mình.

Đó là cuốn sách Mémoires de Chimie là một tập hợp các bài viết của Antonie Lavoisier và các đồng nghiệp minh họa cho các nguyên tắc hóa học mới. Bản sao gốc của cuốn sách có lời tựa do Paulze viết. Trong đó bà chỉ trích các nhà cách mạng và đồng nghiệp đương thời là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lavoisier. Tuy nhiên, lời tựa này đã không được đưa vào ấn bản cuối cùng. Dù sao, những nỗ lực của bà cũng đã giúp đảm bảo di sản của cha đẻ hóa học hiện đại trong lĩnh vực hóa học.

Tái hôn và qua đời

Vào năm 1804, bà tái hôn với nhà vật lý học Benjamin Thompson. Dù vậy, Bá tước Rumford đã mất 4 năm tán tỉnh mới nhận được lời đồng ý từ Marie-Anne Pierrette Paulze. Thế nhưng, cuộc hôn nhân của họ cũng chẳng kéo dài. Sau ba năm, họ chia tay. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1836, Marie-Anne Pierrette Paulze Lavoisier qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 78 tuổi. Bà được an táng tại nghĩa trang Pere-Lachaise ở Paris.

Đóng góp cho hóa học

Marie-Anne Pierrette Paulze Lavoisie đã cùng Lavoisier thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Bà đã ghi lại các công trình nghiên cứu và vẽ ra các biểu đồ minh họa cho các thí nghiệm của chồng. Với khả năng vẽ cực tốt, bà vẽ các hình ảnh về thiết bị nghiên cứu một cách chính xác.

Ngoài ra, bà cũng đã giúp đồng nghiệp của Lavoisier hiểu rõ hơn về phương pháp và kết quả nghiên cứu của ông. Bà còn đảm nhận vai trò biên tập các báo cáo nghiên cứu của ông. Cùng với Lavoisier, Marie-Anne Pierrette Paulze đã cống hiến nhiều công sức để phát triển lĩnh vực hóa học từ thuật giả kim.
Trong thế kỷ 18, Phlogiston là một khái niệm được dùng để giải thích những biến đổi rõ rệt khi các chất bị đốt cháy. Bà là người nắm vững tiếng Anh, Latinh và tiếng Pháp, đã dịch các công trình nghiên cứu về Phlogiston sang tiếng Pháp để Lavoisier nghiên cứu.

Chính bà đã dịch và chỉnh sửa cuốn 'Luận văn về Phlogiston và cấu trúc Axit' của Richard Kirwan, và chỉ ra những sai lầm trong công trình này. Mặc dù đã có những đóng góp quan trọng, nhưng ban đầu bà không được ghi công trong công trình gốc. Bà cũng đã dịch các công trình của Joseph Priestley, Henry Cavendish và nhiều người khác cho Lavoisier.

Nhờ những bản dịch của Paulze, Lavoisier đã có thể nắm bắt được những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực hóa học. Cụ thể, bản dịch của Paulze về Phlogiston đã thuyết phục Lavoisier rằng khái niệm này là sai lầm, dẫn đến các nghiên cứu của ông về sự cháy và phát hiện ra khí oxy.

Bà còn đóng góp lớn trong việc xuất bản cuốn 'Luận thuyết cơ bản về Hóa học' của Lavoisier vào năm 1789. Cuốn sách này đã đưa ra ý tưởng về sự bảo toàn khối lượng, danh sách các nguyên tố và hệ thống đặt tên hóa học mới. Paulze đã vẽ 13 hình minh họa về các thiết bị và dụng cụ nghiên cứu được sử dụng trong các thí nghiệm. Bà còn ghi chép cẩn thận về quy trình thực hiện các thí nghiệm, tăng tính chính xác cho các phát hiện mà Lavoisier công bố.

Trước khi mất, Paulze đã thu thập lại hầu hết các sổ tay và dụng cụ hóa học của Lavoisier, mà hiện nay chúng được lưu giữ tại Đại học Cornell.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Marie-Anne Pierrette Paulze Lavoisier, người vợ kiêm trợ lý phòng thí nghiệm của cha đẻ hóa học. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công lao của bà và hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo.

 

TrendingTrang chủ