Trần Quốc Tảng - Cuộc đời, sự nghiệp và di tích Cửa Ông

Nguyễn Minh Khánh
tháng 8 05, 2023
Last Updated

 Bạn có biết tướng Trần Quốc Tảng được thờ tại đền Cửa Ông là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của ông có những điểm nổi bật nào? Những chiến công và cái chết kỳ lạ của vị phúc thần này sẽ được chúng tôi lý giải chi tiết qua bài viết sau.

Tiểu sử Trần Quốc Tảng

Trần Quốc Tảng (1252 - 1313), hay còn được biết đến với hiệu là Hưng Nhượng Vương, là một nhà chính trị và quân sự nổi tiếng của triều đại Trần. Ông là con trai thứ ba của Trần Quốc Tuấn, cháu trai của Trần Thái Tông.

Trần Quốc Tảng


Trần Quốc Tảng sinh ra trong một gia đình danh giá có truyền thống về quân sự và chính trị. Khi còn trẻ, ông đã được giao nhiều nhiệm vụ trong đó có việc trấn giữ cửa Suốt trong nhiều năm. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, ông theo cha đánh giặc, lập nhiều chiến công.

Trong thời gian dẫn dắt quân đội, Trần Quốc Tảng đã thể hiện được tài năng lãnh đạo xuất sắc. Trần Quốc Tảng đã góp công đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông trong các trận chiến lớn như trận Bạch Đằng năm 1288. Dù vậy, giai thoại nổi tiếng nhất về Trần Quốc Tảng lại là việc ông xúi giục Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tạo phản, chiếm lấy ngôi vua. Trần Quốc Tuấn tức giận đứa con không giữ đạo trung hiếu, đây ông đi trấn giữ biên cương. Thế nhưng, giai thoại này vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều.

Trần Quốc Tảng mất vào năm 1313 trong một ngày mưa và cái chết mang đậm màu sắc huyền bí. Ngày nay, ông được tôn vinh tại Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam. Ông được phong thần, được lập đền thờ và được nhân dân gọi là Đức Ông Đệ Tam Hưng Nhượng Vương.

Xuất thân và gia đình

Trần Quốc Tảng sinh năm 1252, là con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo là vị nguyên soái lừng lẫy thời nhà Trần. Chính Trần Hưng Đạo đã dẫn dắt quân đội nhà Trần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông trong hai cuộc chiến đầy ác liệt.

Trần Quốc Tảng cũng là cháu ngoại của vua Trần Thái Tông. Bởi lẽ, mẹ của ông là Thiên Thành công chúa con gái của vua Trần Thái Tông.

Trần Quốc Tảng còn có các anh em khác gồm: Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Uy, Trần Quốc Hiện. Tình cảm giữa các anh em trong gia đình luôn gắn bó và đoàn kết với nhau. Trần Quốc Tảng cưới Phu nhân là Bảo Huệ quốc mẫu. Cả hai có với nhau 2 người con gái, 3 con trai. Đặc biệt, 2 cô con gái là Bảo Từ hoàng hậu và Văn Đức phu nhân sau này đều trở thành vợ vua.

Các con trai của ông gồm Văn Huệ vương Trần Quang Triều, cưới Thượng Trân công chúa Trần Thị Thục Tư, con gái vua Trần Nhân Tông. Bên cạnh đó, ông còn có con trai là Uy Huệ vương Trần Nguyên Đức, có cô con gái là Nguyên Huy Quận chúa.

Sự nghiệp

Tháng 12 âm lịch năm Thiệu Bảo thứ 6 (tức năm 1284), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trần Nhân Tông sai Hưng Nhượng vương cùng ba vị vương khác cùng chống giặc. Trần Quốc Tảng đem quân cùng các cánh quân Hải Đông, Vân Trà, Bà Điểm hội binh. Ông xin được làm tiên phong đánh giặc và giành được thắng lợi vẻ vang.

Sau chiến thắng, Trần Quốc Tảng được vua khen thưởng, cấp đất lập trang ấp tại Tĩnh Bang (Quảng Ninh). Đặc biệt, ông hai lần được cử ra Cửa Suốt trấn giữ vùng biên cương Đông Bắc.

Đến năm 1288, quân Nguyên lại sang đánh Đại Việt. Trần Quốc Tảng lại theo cha cầm quân giúp nước. Lần này, Trần Quốc Tảng đã dẫn quân tiến thẳng vào trại quân Nguyên ở sông Bạch Đằng và giành chiến thắng oanh liệt.

Năm 1289, sau 2 lần đánh bại quân Nguyên, thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông luận công ban thưởng ba quân. Trần Quốc Tảng được gia phong Hưng Nhượng Vương làm Tiết độ sứ.

Trước đây, Trần Quốc Tảng từng đề xuất với cha mình rằng nên cướp ngôi vua của nhà Trần để trả mối thù nhà khi Trần Liễu (ông nội của Trần Quốc Tảng) bị vua Trần Thái Tông cướp vợ khi xưa. Trần Hưng Đạo vô cùng tức giận, cầm kiếm đe dọa giết ông. May mắn thay, Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn đã can ngăn và cầu xin cha tha cho Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng bị đày ra Tĩnh Bang vì tội bất trung, bất hiếu sau khi nói câu "Thù nhà chưa xong nói chi nợ nước"

Vào năm 1297, Trần Quốc Tảng được vua Trần Anh Tông cử đem quân đi đánh sách Sầm Tử.

Đến tháng 8 năm 1313, Trần Quốc Tảng qua đời trong một trận mưa lớn . Nhân danh ông, người ta đã xây miếu thờ và đặt biểu tâu lên vua. Vào năm 1314, ông còn được truy tặng chức Thái úy khi vua Trần Minh Tông lên ngôi.

Trần Quốc Tảng chết như thế nào?

Về cái chết của Trần Quốc Tảng nhân gian lưu truyền như sau:

Trong ba ngày, Trần Quốc Tảng ra Cửa Suốt. Lúc này, trời bất ngờ có mưa to, gió lớn và sấm sét. Ông nhìn thấy một phiến đá lớn bèn ngồi lên đó. Lúc đó, sóng nước dữ dội, nước dâng rất cao. Điều kỳ lạ là phiến đá này nổi trên mặt nước. Vào ngày, 16 tháng 8 năm 1933, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mất ở đó. Khi cơn mưa tạnh, người dân kéo đến xem thì thấy ở chỗ ông ngồi chỉ còn lại một chiếc mũ đá. Sau đó, chiếc mũ bị cuốn trôi đến xã Trúc Châu. Người dân ở đó loan truyền rằng Trần Quốc Tảng hiển linh nói 
"Tôi là gia Tướng nhà Trần, số mệnh đã kết thúc, xin quay về đồn cũ để bảo vệ dân, nước"

Nhân dân thấy có một phiến đá ngũ sắc và một chiếc mũ đá bên sông, lấy làm kỳ lạ. Người dân bèn rước mũ đá về để xây dựng miếu thờ. Việc này đến tai nhà vua. Vua nhận thấy Trần Quốc Tảng đã mất nhưng vẫn linh ứng nên cho xây dựng miếu thờ, phong Thượng Đẳng Phúc Thần, trợ cấp 800 quan tiền hàng năm để cúng tế.

Vinh danh và đền thờ

Ông Trần Quốc Tảng được tôn vinh và thờ cúng tại nhiều địa điểm trên khắp Việt Nam. Những nơi này bao gồm Đền Cửa Ông ở Cẩm Phả, Quảng Ninh, đình Tả ở xã Trác Châu, Hải Dương, Văn Miếu ở thôn Linh Khê, huyện Nam Sách, đình Phúc Xá A ở xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng và chùa Đẩu Long ở Ninh Bình. Đặc biệt, ông còn được đặt tên cho nhiều đường phố tại các thành phố trên cả nước.

Trong số đó, đền Trần Quốc Tảng nằm tại thị trấn Cửa Ông, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam là nổi tiếng nhất. Đền Cửa Ông là một trong ba ngôi đền lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Ban đầu, đền thờ này chỉ thờ Trần Quốc Tảng. Tuy nhiên, sau này đền có thờ thêm một số vị anh hùng, phúc thần khác.

>> Có thể bạn muốn xem thêm bài viết về cha của Trần Quốc Tảng là Trần Quộc Tuần - Trần Hưng Đạo.

Với bài viết trên, chúng tôi vừa gửi đến bạn cuộc đời, sự nghiệp của danh tướng Trần Quốc Tảng. Hy vọng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi bằng cách theo dõi các bài viết tiếp theo.


TrendingTrang chủ