Luận cương chính trị (10 - 1930) - SGK Sử 9

Nguyễn Minh Khánh
tháng 2 03, 2024
Last Updated

Dưa theo SGK Lịch sử lớp 9, chúng ta sẽ cùng nhau học về Luận cương chính trị (10 - 1930. Đây là luận cương chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Tổng Bí thư Trần Phú biên soạn.

Nội dung chính luận cương chính trị (10 - 1930)

Luận cương chính trị (10 - 1930)


Luận cương chính trị (10 - 1930) là một văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương, được thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất do Trần Phú chủ trì.

Luận cương phân tích tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, nêu lên mục tiêu, phương hướng và phương pháp của cách mạng tư sản dân quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, giành chính quyền về tay công nông.

Chỉ rõ lực lượng cách mạng gồm giai cấp vô sản, dân cày, các phần tử lao khổ ở đô thị và các dân tộc thuộc địa, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và lãnh đạo cách mạng. Đảng phải liên hệ với giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.

Nội dung luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?

  • Luận cương chính trị đã xác định bản chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền. Từ đó, bỏ qua giai đoạn tư sản chủ nghĩa để đi thẳng đến con đường xã hội chủ nghĩa.
  • Nhiệm vụ là đánh bại thực dân Pháp và phong kiến.
  • Trong đó, lực lượng cách mạng là giai cấp vô sản (công nhân) và quần chúng là hai lực lượng chủ yếu.
  • Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng

>> Xem lại bài học trước Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

>> Xem bài học tiếp theo Ý nghĩa của việc thành lập Đảng

Như vậy, chúng ta vừa học về luận cương chính trị (10-1930). Hy vọng các em đã hiểu bài và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

  • SGK Lịch sử lớp 9.

TrendingTrang chủ