Tống Phúc Thị Lan - Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu vợ vua Gia Long

Nguyễn Minh Khánh
tháng 10 11, 2021
Last Updated

 Tống Phúc Thị Lan là người vợ gắn bó cùng vua Gia Long từ thuở hàn vi. Khi vua Gia Long trở thành hoàng đế, bà được sắc phong hoàng hậu. Bí ẩn cuộc đời, thân thế của Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.

Bảng tóm tắt thông tin Tống Phúc Thị Lan

Tên đầy đủ

Tống Phúc Thị Lan

Tên húy

Tống Thị Lan (宋氏蘭)

Năm sinh - Năm mất

19 tháng 1 năm 1762 - 22 tháng 2 năm 1814

Nơi sinh

Thanh Hóa

Nơi mất

Huế

Nơi an táng

Lăng Thiên Thọ (nay thuộc xã Hương Thọ, TP.Huế)

Tước vị

Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (承天高皇后)

Năm tại vị

1806 - 1814

Triều đại

Nhà Nguyễn

Nổi tiếng với

Người vợ trung trinh, lễ độ, tiết nghĩa của vua Gia Long. Bà là mẹ của Hoàng tử Cảnh được sắc phong thái tử đầu tiên triều Nguyễn. Bà từng gõ trống thúc quân ra trận.

Thụy hiệu

Thừa Thiên Tá Thánh Hậu Đức Từ Nhân Giản Cung Tề Hiếu Dục Chính Thuận Nguyên Cao hoàng hậu

Gia đình

Cha mẹ

Tống Phước Khuông (cha), Lê Thị Hài (mẹ)

Chồng

Nguyễn Phúc Ánh (tức vua Gia Long)

Con

Nguyễn Phúc Cảnh (hoàng tử Cảnh), Nguyễn Phúc Chiêu

Anh chị em

Tống Phước Lương.

Hồ sơ Media

Hồ sơ Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tống_Phúc_Thị_Lan

Tiểu sử

Tống Phúc Thị Lan (1762 - 1814) được biết đến là người vợ đầu tiên của vua Gia Long, hoàng hậu đầu tiên của triều Nguyễn. Bà thường được gọi theo tước vị là Thừa Thiên Hoàng Hậu.
Tống Phúc Thị Lan
Chân dung Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - Tống Phúc Thị Lan


Tống Phúc Thị Lan là người hiền hậu, lễ nghĩa, theo vua Gia Long từ lúc ông chưa lên ngôi, phải bôn ba khắp nơi. Vượt mọi khó khăn, bà cùng chồng đồng cam cộng khổ, chăm sóc mẹ chồng, giữ trọn đạo nghĩa. Mặc dù là vợ vua Gia Long nhưng bà đã tự tay may vá quần áo cho quân sĩ, đánh trống thúc quân, giúp chồng phát triển cơ nghiệp. Có thể nói Thừa Thiên Hoàng hậu là người vợ có ảnh hưởng rất lớn đến Nguyễn Phúc Ánh.
Khi vua Gia Long lên ngôi, bà được sắc phong Thừa Thiên Hoàng Hậu. Người con của bà và vua Gia Long là hoàng tử Cảnh trở thành thái tử đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn. Bà cũng là mẹ nuôi, người giáo dục hoàng tử Đảm (sau này tức vua Minh Mạng).
Tuy nhiên, hậu duệ của bà lại có số phận bi thảm. Hoàng tử Cảnh tài năng nhưng mất sớm. Con của hoàng tử Cảnh lại vướng phải án oan mà mất hết tước vị.
Ngày 22 tháng 11 năm 1814, Tống Phúc Thị Lan qua đời ở kinh thành Huế, hưởng thọ 54 tuổi. 
Bà được an táng tại lăng Gia Long. Vua Gia Long thương tiếc, để tang 1 năm. Sau khi vua Gia Long qua đời, ông được chôn cất bên cạnh mộ của bà.

Thân thế và gia đình

Tống Phúc Thị Lan sinh ngày 19 tháng 1 năm 1762, con của Tống Phúc Khuông và bà Lê Thị Hài. Gia tộc họ Tống Phước là dòng tộc lớn ở Thanh Hóa. Dòng này đã sinh ra nhiều võ tướng, cung tần các triều Lê, Nguyễn. Võ tướng Tống Phước Lương, đồng thời cũng là anh trai ruột của Tống Phúc Thị Lan.
Năm 1779, Tống Phúc Thị Lan 18 tuổi, được Nguyễn Phúc Ánh mang sính lễ đến cầu hôn, sắc phong Nguyên Phi. Sau này, vua Gia Long có đến 21 người vợ. Tuy nhiên, Tống Phúc Thị Lan vẫn được vua Gia Long hết sức sủng ái. Bà có 2 người con ruột là Nguyễn Phúc Cảnh và Nguyễn Phúc Chiêu. Tuy nhiên, Nguyễn Phúc Chiêu mất từ rất nhỏ. Nguyễn Phúc Cảnh 4 tuổi phải xa cha mẹ, sang Pháp cùng giáo sĩ Bá Đa Lộc cầu viện quân. Sau này, Nguyễn Phúc Cảnh trở về nước. Năm 1793, Nguyễn Phúc Cảnh được sắc phong Đông Cung Thái Tử.
>> Đề cử bạn đọc thêm Hoàng tử Cảnh, vị hoàng tử nhỏ tuổi đã bôn ba sang Pháp cầu viện quân.

Cuộc đời

Năm 1774, quân Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân. Ông Tống Phước Khuông mang cả gia đình đến định cư ở Gia Định.
Đến năm 1778, chúa Nguyễn Phúc Ánh cưới Tống Phúc Thị Lan, sắc phong làm Nguyên Phi. Bà vốn tính cần kiệm, lễ nghi, bao dung nên rất được lòng các thành viên hoàng tộc.
Vào tháng 2 âm lịch năm 1783, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang binh lính Tây Sơn xâm nhập cửa biển Cần Giờ, tiến đánh thành Gia Định. Quân đội Nguyễn Ánh đại bại, chỉ còn lại 100 quân.
Cùng đường, chúa Nguyễn Ánh đã mang toàn bộ gia đình trốn chạy ra đảo Thổ Chu, Phú Quốc. Gạt lệ, bà cùng chồng giao hoàng tử Cảnh mới 4 tuổi cho giáo sĩ Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện quân. Cuộc chia ly đó vậy mà kéo dài đến tận 6 năm.
Trước khi sang Xiêm La, Nguyễn Ánh dùng gươm chặt đôi thỏi vàng giao cho bà và nói rằng:
“Con chúng ta đi rồi, ta cũng sẽ đi đây. Phi ở lại phụng thờ Quốc mẫu, chưa biết sau này sẽ gặp nhau ở đâu và lúc nào, Phi cất vàng này làm của tin”.

Trong thời gian này, Tống Phúc Thị Lan thay chồng chăm sóc mẹ chồng và các thành viên hoàng tộc. Về phần Nguyễn Ánh, ông cầu viện Xiêm La lại thua trận nhiều lần. Phận làm vợ, bà vẫn giữ vững tiết hạnh, hậu phương vững chắc để chồng an tâm gây dựng cơ nghiệp.

Mãi đến năm 1788, Nguyễn Ánh mới chiếm lại được thành Gia Định, cho người đón bà và gia đình từ Phú Quốc trở về. Từ đó, bà theo chồng khắp nơi. Trong một trận chiến ở trấn Biên Hòa, quân đội chúa Nguyễn sĩ khí suy yếu, muốn rút lui. 

Trong cơn nguy biến, Tống Phúc Thị Lan đã mạnh dạn cầm dùi đánh trống, thúc giục quân sĩ tiến lên. Nhờ vậy, quân đội nhà Nguyễn đã giành được thắng lợi trong trận chiến.
Vào tháng 6 năm 1789, hoàng tử Cảnh quay về nước Đại Việt. Tuy nhiên, vị hoàng tử vốn được giáo dục theo kiểu phương Tây đã không chịu quỳ bái bài vị tổ tiên. Vì việc này, Nguyễn Ánh rất buồn và đau lòng. Sau đó, bà Tống Phúc Thị Lan đã dạy dỗ con trai hiểu hơn về văn hóa Đại Việt. Nhờ đó, cách cư xử của vị hoàng tử mới được cải thiện.
Đến năm 1793, vua Gia Long ngỏ ý muốn bà trở thành mẹ nuôi của hoàng tử Đảm. Mặc dù mẹ của hoàng tử Đảm là thứ phi Trần Thị Đang vẫn còn sống. Bà chấp thuận đề nghị của vua với điều kiện phải có giao kèo và hoàng tử Đảm phải sang ở với bà. Vua Gia Long ưng thuận, lệnh tả quân Lê Văn Duyệt soạn giao ước rồi đưa cho bà cất giữ.
Đến năm 1803, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, Nguyên Phi Tống Phúc Thị Lan được sắc phong vương hậu. Cũng trong năm đó, nguyên quán Bùi Xá của Vương hậu được vua ban thưởng 1000 quan tiền. Một năm sau, vua Gia Long lại ban chiếu chỉ sắc phong 4 đời dòng họ Tống.
Vào tháng 7 năm 1806, Vương hậu Tống Thị Lan được sắc phong hoàng hậu tức Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Như vậy, chúng ta có thể thấy được tình cảm nồng hậu của vua Gia Long dành cho bà.
Lăng mộ Tống Phúc Thị Lan


Tiếc thay, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu chưa tại vị được bao lâu thì qua đời ở tuổi 53. Bà mất ngày 22 tháng 2 năm 1814, tại vị hoàng hậu 7 năm. Lúc này, con trai của bà là thái tử Cảnh đã mất sớm. Vì vậy, hoàng tử Đảm (tức vua Minh Mạng sau này) đã thay Hoàng tôn Đán chịu tang, lo việc thờ tự. Bà được vua ban tặng tên thụy là Giản Cung Tề Hiến Đức Chính Thuận Nguyên Hoàng hậu, chôn cất ở lăng Gia Long hay lăng Thiên Thọ.

Hậu duệ

Các hậu duệ của Thừa Thiên Hoàng Hậu đều có số phận bi thảm. Con trai Nguyễn Phúc Cảnh mất sớm ở tuổi 20 bởi căn bệnh đậu mùa. Cháu nội Nguyễn Phúc Mỹ Đường (Hoàng tôn Đán) không được nối ngôi vua. Năm 1824, Nguyễn Phúc Mỹ Đường vướng phải vụ án thông dâm với mẹ ruột nên mất hết chức tước, giáng làm thứ dân. Vợ hoàng tử Cảnh là Tống Thị Quyên bị dìm nước chết.
Cháu 5 đời của bà là Ngoại kỳ hầu Cường Để (Nguyễn Phúc Cường Để) nổi tiếng với vai trò lãnh đạo phong trào Đông Du cùng Phan Bội Châu.
>> Bạn có muốn biết thêm về người chồng của Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Đọc bài viết chi tiết về vua Gia Long.
Holaai.org hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về cuộc đời, thân thế của Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - Tông Phúc Thị Lan. Phẩm hạnh và khí tiết của bà xứng đáng để hậu thế học hỏi và noi theo.
Nguồn: Tổng hợp

TrendingTrang chủ