Quỳnh Giao là ai? 7 Bài hát hay nhất của ca sĩ Quỳnh Giao

Nguyễn Minh Khánh
tháng 10 02, 2021
Last Updated

 Quỳnh Giao là một nữ ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng người Việt. Bà đã qua đời nhưng tiếng hát ấy sẽ còn sống mãi với thời gian. Tiểu sử và 7 bài hát hay nhất của ca sĩ Quỳnh Giao.

Bảng tóm tắt thông tin ca sĩ Quỳnh Giao

Tên đầy đủ

Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang

Năm sinh

Ngày 8 tháng 11 năm 1946.

Năm mất

Ngày 23 tháng 7 năm 2014.

Nơi sinh

Vỹ Dạ, thành phố Huế, Việt Nam.

Nơi mất

Thành phố Fountain Valley, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Quốc tịch

Việt Nam, Hoa Kỳ.

Học vấn

Thủ khoa lớp dương cầm Trung Tâm văn Hóa Pháp, Alliance Française.

Nguyên nhân cái chết

Bệnh.

Nổi tiếng với

Ca sĩ nhạc tiền chiến nổi tiếng, thành viên ban Tiếng Tơ Đồng

Gia đình

Cha mẹ

Nguyễn Phước Ưng Quả (cha), Nguyễn Thị Ngọc Trâm (mẹ tức ca sĩ Minh Trang).

Cha kế

Dương Thiệu Tước.

Chồng

Nguyễn Xuân Nghĩa, Dương Ngọc Hoán (chồng cũ).

Anh ruột

Nguyễn Phước Bửu Dương, Nguyễn Phước Bửu Minh


Em cùng mẹ khác cha

Dương Hồng Phong, Dương Vân Quỳnh, Dương Vân Hòa, Dương Vân Khanh, Dương Vân Dung.

Con

Dương Ngọc Bảo Cơ

Hồ sơ Media

Hồ sơ Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Quỳnh_Giao_(ca_sĩ)

Tiểu sử và sự nghiệp

Quỳnh Giao (1946 -2014) là nghệ danh của ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang. Trước năm 1975, danh ca Quỳnh Giao là một giọng ca thường xuyên xuất hiện trong các sản phẩm âm nhạc của đài phát thanh Sài Gòn, Tiếng nói Tự Do.
Quỳnh Giao
Chân dung ca sĩ Quỳnh Giao


Ngay từ khi còn bé, bà đã sớm bộc lộ năng khiếu ca hát. Năm 7 tuổi, nữ ca sĩ đã bắt đầu hát cho ban Tuổi Xanh của nghệ sĩ Kiều Hạnh và Phạm Đình Sỹ. Năm 15 tuổi, mẹ của bà (ca sĩ Minh Trang) bị mất giọng do bệnh hen suyễn. Quỳnh Giao đã thay thế mẹ hát cho ban Tây Hồ của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Bài hát đầu tiên của bà thay cho mẹ là bài “Chiều vàng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh

Từ đó, bà bắt đầu sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp đến cuối đời. Các bản nhạc của nhạc của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước được đánh giá rất phù hợp với giọng ca Quỳnh Giao. Ngoài ra, Quỳnh Giao còn tham gia biểu diễn đàn dương cầm trong dàn nhạc giao hưởng của trường quốc gia âm nhạc. Đến đầu thập niên 1970, bà cùng với các em gái Vân Anh, Vân Quỳnh và Vân Hòa thành lập ban nhạc tứ ca Bốn Phương. Ban nhạc này chủ yếu biểu diễn tại vũ trường Ritz. Ngoài ra, các trung tâm thu âm nổi tiếng như Premier, Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương mời tham gia thu âm.

Năm 1975, bà được anh trai Nguyễn Phước Bửu Dương bảo lãnh định cư ở Annandale, Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, ở Hoa Kỳ không có nhiều suất biểu diễn cho ca sĩ gốc Việt. Trong những năm ấy, Quỳnh Giao đã mở lớp học dạy đàn dương cầm mưu sinh nơi xứ người. Tuy nhiên, nỗi khao khát được ca hát chưa bao giờ nguôi ngoai trong trái tim nữ ca sĩ. Năm 1983, Quỳnh Giao đã thực hiện băng cassette Hát cho kỷ niệm, với mục đích lưu niệm.

Đến năm 1986, nữ ca sĩ được nhà văn Duyên Anh mời tham gia hát trong đĩa nhạc "Còn Thoáng Chiêm Bao". Trong khoảng thời gian này, nữ danh ca Quỳnh Giao đã thực hiện công tác với một số trung tâm ca nhạc hải ngoại, lưu diễn nhưng tần suất chưa nhiều.

Từ năm 1990, ca sĩ Quỳnh Giao quay trở lại hoạt động ca hát nhiều hơn trước. Nữ ca sĩ đã chuyển sang sinh sống ở California, nơi có đông người Việt. Sau đó, ca sĩ Quỳnh Giao đã phát hành nhiều CD nổi tiếng như Khúc Nguyệt Quỳnh, Đêm Tàn Bến Ngự - Tình khúc Dương Thiệu Tước, Tiếng chuông chiều thu,...

Ca sĩ Mai Hương, Kim Tước là những người bạn diễn thân thiết với Quỳnh Giao, đã cùng với nữ danh ca thành lập ban Tiếng Tơ Đồng và gặt hái nhiều thành công nơi đất khách.

Từ năm 2005, viết cho báo Người Việt chuyên mục tạp ghi Quỳnh Giao, được đông đảo bạn đọc ủng hộ. Ban đầu, chuyên mục ấy có tên là câu chuyện âm nhạc nhưng Quỳnh Giao muốn viết nhiều chủ đề hơn. Mặc dù, Quỳnh Giao không phải là một nhà văn nhưng các bài viết của bà rất sâu sắc, bút lực sắc sảo. Tháng 10 năm 2011, Quỳnh Giao cho ra mắt cuốn sách đầu tiên “Quỳnh Giao tạp ghi”. Sách dày hơn 400 trang, được viết theo thể loại tạp ghi, gồm 67 nhân vật nghệ thuật.

Sau một thời gian ốm đau, ngày 23 tháng 7 năm 2014,, ca sĩ Quỳnh Giao qua đời tại Fountain Valley, Hoa Kỳ. Nữ ca sĩ ra đi để lại niềm tiếc thương vô vàn cho đông đảo khán giả yêu thích “giọng ca pha lê”.

Tuyển tập 7 bài hát hay nhất của ca sĩ Quỳnh Giao

Cung Đàn Xưa

Sáng tác: nhạc sĩ Văn Cao.
Trình bày: ca sĩ Quỳnh Giao.

Làng Tôi

Sáng tác: nhạc sĩ Văn Cao.
Trình bày: ca sĩ Mai Hương và Quỳnh Giao.

Áng mây chiều

Sáng tác: Dương Thiệu Tước.
Trình bày: ca sĩ Quỳnh Giao.

Nhớ Sài Gòn


Sáng tác: Phạm Anh Dũng
Trình bày: ca sĩ Quỳnh Giao.

Bên bờ đại dương

Sáng tác: Hồ Đình Phương và Hoàng Trọng
Trình bày: ca sĩ Quỳnh Giao.

Bến Xuân Xanh

Sáng tác: Dương Thiệu Tước.
Trình bày: ca sĩ Quỳnh Giao

Tà Áo Tím



Sáng tác: Hoàng Nguyên
Trình bày: ca sĩ Quỳnh Giao.

Gia đình

Ca sĩ Quỳnh Giao tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang, con gái của cụ Nguyễn Phúc Ưng Quả và bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Khi nữ ca sĩ tròn 5 tuổi, cha của bà qua đời. Cha của bà là cháu nội của ông hoàng Tuy Lý Vương, con trai thứ 11 của vua Minh Mạng, nổi tiếng về tài văn thơ. Trước khi qua đời, cha của nữ ca sĩ từng giữ chức Giám đốc Học chánh Trung phần.
>> Có lẽ bạn chưa biết Tuy Lý Vương là ai?
Mẹ của bà là con gái của quan thượng thư Nguyễn Hy, cháu ngoại của Mỹ Lương Công Chúa. Như vậy, ca sĩ Quỳnh Giao xuất thân trong gia đình hoàng tộc.
Ca sĩ Minh Trang và 2 con
Ca sĩ Minh Trang và 2 con

Sau khi cha mắt, Quỳnh Giao theo mẹ vào Sài Gòn sinh sống. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm vốn đam mê ca hát, lấy nghệ danh là Minh Trang. Nghệ danh này được lấy theo tên 2 người con là Minh và Trang. Những năm 1950, nữ ca sĩ Minh Trang rất nổi tiếng trong giới ca sĩ ở Sài Gòn. Trong thời gian này, ca sĩ Minh Trang gặp gỡ và tái giá với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Trong thời gian ca sĩ Quỳnh Giao cộng tác tại đài phát thanh Sài Gòn, bà đã gặp gỡ ông Dương Ngọc Hoán. Sau đó, họ kết hôn với nhau và có một người con gái duy nhất tên Dương Ngọc Bảo Cơ.
Vào năm 1990, nữ danh ca Quỳnh Giao tái giá với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa và không có con chung. Bà sống hạnh phúc bên chồng đến trọn đời.

Giáo dục và tuổi thơ

Ngay từ nhỏ, nữ danh ca đã được theo học dương cầm, nhạc lý, opera ở trung tâm văn hóa Pháp (Alliance Française). Cầm sư  Đỗ Thế Phiệt là danh sư đã tận tình hướng dẫn Quỳnh Giao học dương cầm. Đến năm 1967, Quỳnh Giao xuất sắc tốt nghiệp thủ khoa dương cầm và nhạc lý.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao
Nghệ sĩ Quỳnh Giao


Đối với nhạc lý, bà được hướng dẫn từ nhạc sĩ Hùng Lân và trở thành một trong những học trò xuất sắc nhất của ông.
Ngoài việc học nhạc, nữ ca sĩ vẫn theo học văn hóa và tham gia ca hát. Nữ ca sĩ Quỳnh Giao đã nhận định tuổi thơ của mình rất bận rộn. Bà vừa học văn hóa, biểu diễn trên sóng phát thanh, học đàn, học nhạc và hầu như không có thời gian rảnh rỗi.

Danh sách các băng cassette và CD nổi tiếng

XIn giới thiệu đến quý độc giả một số cassette và CD nổi tiếng của nữ danh ca Quỳnh Giao như sau:
  • Hát cho kỷ niệm 1 (năm 1983).
  • Hát cho kỷ niệm 2.
  • Còn Thoáng Chiêm Bao.
  • Chinh Phụ Ngâm.
  • Khúc Nguyệt Quỳnh.
  • Đêm Tàn Bến Ngự - Tình khúc Dương Thiệu Tước.
  • Tình khúc Văn Cao.
  • Tiếng chuông chiều thu (năm 1996).
  • Chiều về trên sông, 1997.
  • Ngàn thu áo tím, 1998.
  • Tìm nhau bốn mùa. Cùng Kim Tước, Mai Hương và Duy Trác, 1998.
  • Hành trình Phạm Duy, 1999.
  • Hình ảnh một buổi chiều, 2000.
  • Tình khúc Văn Phụng & Hoàng Trọng, 2001.
  • Thơ tình phổ nhạc, 2002.
  • Hoa xuân, 2003.
  • Tình ca Phạm Duy, 2005.
  • Trở về thôn cũ, 2005.
>> Bạn có biết ca sĩ Quỳnh Giao thể hiện cực kỳ thành công các nhạc phẩm Dương Thiệu Tước. Đọc thêm tiểu sử Dương Thiệu Tước.
Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Quỳnh Giao luôn gắn liền với những ca khúc tân nhạc để đời. Hy vọng, những thông tin mà Họ Là Ai vừa cung cấp đã đáp ứng được nhu cầu của quý độc giả và hẹn gặp trong những bài viết tiếp theo.
Nguồn tư liệu tham khảo:

TrendingTrang chủ