Louis Pasteur là ai? Những thí nghiệm tiên phong và câu nói hay

Nguyễn Minh Khánh
tháng 9 21, 2021
Last Updated

 Louis Pasteur là một vĩ nhân của nhân loại, nhà bác học với 4 phát minh ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, cuộc đời của ông ẩn chứa nhiều thăng trầm.

Bảng tóm tắt thông tin Louis Pasteur

Tên đầy đủ

Louis Pasteur

Năm sinh

Ngày 27 tháng 12 năm 1822

Năm mất

Ngày 28 tháng 9 năm 1895

Nơi sinh

Xã Dole, quận Dole, tỉnh Jura, vùng Franche-Comté, nước Pháp.

Nơi mất

Xã Marnes-la-Coquette, vùng hành chính Île-de-France, tỉnh Hauts-de-Seine, nước Pháp.

Quốc tịch

Pháp

Học vấn

Cử nhân văn thư tại trường Collège Royal (nay là trường Cao đẳng Victor-Hugo).

Bằng tú tài Khoa học (baccalauréat scientifique).

Bằng cử nhân sinh học Pháp (Licence de biologie en France).

Chức vụ

Giáo sư vật lý tại trường Collège de Tournon.

Giáo sư hóa học Đại học Strasbourg.

Chủ tịch viện Pasteur.

Nguyên nhân cái chết

Đột quỵ hoặc tăng tiết niệu.

Nổi tiếng với

Người đầu tiên tạo ra vắc xin người bệnh dại. Ông còn tạo ra các loại vắc xin khác như: vắc xin phòng bệnh tả, than. 

Gia đình

Cha mẹ

Jean Joseph Pasteur (cha), Jeanne Etiennette Roqui (mẹ).

Vợ

Marie Laurent

Anh chị em

Jean Denis Pasteur; Jeanne Antoine Pasteur; Josephine Pasteur, Jeanne Emilie Pasteur.

Con

Jean Baptiste Pasteur, Camille Pasteur, Marie Louise Pasteur, Jeanne Pasteur, Cécile Pasteur.

Hồ sơ Media

Hồ sơ Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Louis_Pasteur

Louis Pasteur là ai

Louis Pasteur (1822 - 1895) tên phiên âm tiếng Việt là lu-i pa-xtơ, là nhà hóa học, vật lý học, sinh học, vi sinh vật học người Pháp. Ông đã khám phá vắc xin phòng bệnh dại, vắc xin bệnh than, vắc xin bệnh tả.
Louis Pasteur
Chân dung Louis Pasteur


Với những thí nghiệm của mình, ông đã công bố thuyết tạo sinh, bác bỏ thuyết tự sinh. Ông cho rằng nguồn gốc của sự sống phải bắt nguồn từ sự sống và con cái phải có bố mẹ sinh ra. Điều này trái ngược hoàn toàn với thuyết tự sinh vốn cho rằng sự sống bắt nguồn tự sự kết hợp của các nguyên tố hóa học vô cơ.

Trên cơ sở của thuyết tạo sinh, Louis Pasteur đã công bố lý thuyết mầm bệnh khẳng định nguồn gốc của mầm bệnh không tự nhiên sinh ra, chúng tồn tại trong vô số các vi sinh vật nhỏ tồn tại trong không khí, cơ thể,...Mặc dù, lu-i pa-xtơ không phải là người đầu tiên tìm ra lý thuyết mầm bệnh nhưng ông đã khẳng định chúng bằng những thí nghiệm khoa học chính xác. Ông đã đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học, được xem như một trong số “cha đẻ của ngành vi sinh vật học” cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch.

Ngoài ra, Louis Pasteur đã thực hiện vô số thí nghiệm để chứng minh quá trình lên men do vi khuẩn tạo nên. Không chỉ nghiên cứu về sinh vật học, ông còn đạt được nhiều thành tựu khi nghiên cứu về tinh thế và tính bất đối xứng của chúng.

Dù thành công đến thế, ông lại rất đau đớn khi các con của ông có đến 3 người phải mất sớm vì bệnh tật. Mặc dù ông chưa bao giờ học y nhưng ông đã dành cuộc đời mình để cống hiến cho y học. Louis Pasteur đã đặt ra quy trình thanh trùng giúp giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Bác sĩ Joseph Lister đã dựa trên những lý thuyết vi sinh vật của ông và tìm ra chất sát trùng.

Đặc biệt, Louis Pasteur đã thành lập viện Pasteur - tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu về sinh vật học, các loại vắc xin, dịch bệnh. Ngày nay, tổ chức này hiện có mặt tại 29 quốc gia, 32 viện nghiên cứu.

Ngày 28 tháng 9 năm 1895, sau nhiều lần đột quỵ, Louis Pasteur qua đời tại xã Marnes-la-Coquette, hưởng thọ 72 tuổi. Ông được nhân dân nước Pháp vinh danh như một anh hùng và tổ chức tang lễ tại nhà thờ Đức Bà Paris. Sau đó, di hài của ông đã được chuyển đến hầm mộ thuộc viện Pasteur, Paris

Gia đình và tuổi thơ

Louis Pasteur sinh ngày 27 tháng 12 năm 1822, trong một gia đình làm nghề thuộc da, ở thị trấn Dole, tỉnh Jura, nước Pháp. Ông là con trai thứ ba trong gia đình có 5 người con của ông Jean Joseph Pasteur và bà Jeanne Etiennette Roqui. Gia đình ông vốn có truyền thống làm nghề thuộc da từ nhiều đời. Ông nội của Louis Pasteur đã từng mở một doanh nghiệp kinh doanh thuộc da.

Từ nhỏ, ông đã được gia đình giáo dục trân quý sự lao động, lòng yêu nước. Cha của ông từng tham gia cuộc chiến tranh Napoleon và nhận được Huy chương danh dự.

Năm 1849, ông gặp gỡ và đem lòng yêu mến Marie Laurent con gái hiệu trưởng trường đại học Strasbourg. Ngày 18 tháng 9 năm 1849, Louis Pasteur và Marie Laurent kết hôn tại Strasbourg. Họ có với nhau tất cả 5 người con. Vợ Louis Pasteur đồng thời là trợ lý của ông trong các thí nghiệm khoa học.

Vợ Louis Pasteur và con gái
Chân dung vợ Louis Pasteur cùng con gái


Tuy nhiên, cuộc sống gia đình của ông không được viên mãn. 3 người con của ông đã chết vì căn bệnh thương hàn khiến ông vô cùng đau khổ. Cái chết của các con là động lực to lớn để Louis Pasteur đào sâu nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và vi sinh vật.

Giáo dục

Năm 1827, gia đình ông chuyển đến vùng Arbois. Năm 1831, Louis Pasteur đã theo học tại trường tiểu học tại Arbois.

Mẹ của ông vốn ít học. Vì vậy, bà mong muốn con trai được học tập tử tế và trở thành một giáo viên. Tuy nhiên, ông lại thể hiện năng khiếu trong lĩnh vực vẽ và khả năng học tập chỉ ở mức trung bình. Năm 15 tuổi, ông đã vẽ một bức tranh cả gia đình bằng phấn màu. Bức tranh này được bảo quản trong viện bảo tàng viện Pasteur.

Sau khi hoàn tất chương trình tiểu học, ông theo học tại trường trung học Collège d'Arbois. Tháng 10 năm 1838, ông đến Paris với mong muốn thi vào trường sư phạm Paris. Sau khi đến Paris, Louis Pasteur đã từ bỏ mong muốn thi vào ngôi trường này.

Đến năm 1839, ông thi đậu vào trường Collège Royal chuyên ngành nghiên cứu triết học. Vào năm 1840, ông nhận bằng cử nhân văn thư (Bachelor of Letters). Trong thời gian này, ông được bổ nhiệm làm trợ giảng của trường đại học Collège Royal và tham gia khóa học về khoa học.

Đến năm 1842, Louis Pasteur xuất sắc nhận được bằng cử nhân khoa học của trường Collège Royal. Sau đó, ông quay trở lại Paris, thi vào trường đại học Sư phạm Paris (École normale supérieure). Tuy nhiên, bài kiểm tra đầu tiên của Louis Pasteur có thứ hạng khá thấp. Vì vậy, ông quyết định tạm dừng và thi lại vào năm sau.

Vào năm 1843, Louis Pasteur chính thức thi đậu vào trường đại học Sư phạm Paris. Trong thời gian này, ông tham dự các bài giảng của Jean-Baptiste-André Dumas và vinh dự trở thành trợ giảng. Đến năm 1845, ông xuất sắc nhận được tấm bằng cử nhân sinh học của trường đại học Sư phạm Paris. Sau đó, ông tiếp tục lấy thêm tấm bằng khoa học vật lý.

Sự nghiệp

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1846, Louis Pasteur được trường Collège de Tournon mời đảm nhiệm chức vụ giáo sư vật lý. Tuy nhiên, nhà hóa học Antoine Jérôme Balard  mời ông đảm nhiệm chức vụ trợ lý phòng thí nghiệm sau đại học ở trường đại học Sư phạm Paris.

Vốn đam mê nghiên cứu, Louis Pasteur đã đến làm việc dưới sự chỉ đạo của Balard. Trong thời gian này, ông đã thực hiện nhiều thí nghiệm về tinh thể học. Đến năm 1847, ông hoàn thành hai bản luận án về vật lý và hóa học.

Đến năm 1848, Louis Pasteur giáo sư hóa học tại trường đại học Strasbourg. Vào năm 1852, ông được giữ chức chủ nhiệm bộ môn hóa học trường đại học Strasbourg. Hai năm sau, ông được chỉ định làm trưởng khoa bộ môn khoa học mới ở trường đại học Lille. Cũng trong khoảng thời gian này, Louis Pasteur đã bắt đầu những thí nghiệm đầu tiên về sự lên men.

Vào năm 1857, ông quay về trường đại học Sư phạm Paris và đảm nhiệm chức giám đốc nghiên cứu khoa học. Từ năm 1858 đến năm 1867, ông nắm quyền điều hành ngôi trường này và đưa hàng loạt cải cách. Một số cải cách của ông được sinh viên đánh giá là khắt khe và dẫn đến 2 cuộc biểu tình của sinh viên.

Từ năm 1863 đến năm 1867, Louis Pasteur đảm nhiệm chức giáo sư hóa học, vật lý, địa chất ở trường École nationale supérieure des Beaux-Art. Đến năm 1867, ông đảm nhiệm chức chủ nhiệm bộ môn hóa hữu cơ ở Sorbonne trong một khoảng thời gian ngắn. Cũng trong năm 1867, Louis Pasteur đã đề xuất xây dựng phòng thí nghiệm École Normale. Giai đoạn từ năm 1867 đến năm 1888, ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc của phòng thí nghiệm này. Trong giai đoạn này, Louis Pasteur đã thực hiện nhiều thí nghiệm quan trọng tại phòng thí nghiệm École Normale.

Đến năm 1887, Louis Pasteur chính thức thành lập viện Pasteur tại Paris, với nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu về vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm, vắc xin. Từ năm 1887 đến cuối đời, ông giữ chức vụ giám đốc viện Pasteur.

Thí nghiệm bác bỏ thuyết tự sinh

Louis Pasteur đã thực hiện thí nghiệm bác bỏ thuyết tự sinh như sau:

Ông đỗ nước dinh dưỡng vào một chiếc bình cổ thiên nga (cổ bình hình chữ S nằm ngang). Chiếc bình này cho phép không khi bên ngoài bình có thể tiến vào bên trong bình. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn lại không thể tiến vào bên trong và bị kẹt lại ở cổ bình.

Sau đó, ông đun sôi nước dinh dưỡng bên trong bình nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn còn sót lại.
Cuối cùng, Louis Pasteur thực hiện quan sát bình thí nghiệm trong một khoảng thời gian dài. Kết thúc thí nghiệm, bình nước dinh dưỡng vẫn giữ nguyên màu sắc ban đầu.

Lặp lại thí nghiệm với loại bình thủy tinh thông thường, kết quả nước dinh dưỡng đổi màu chứng tỏ có vi khuẩn.

Điều này chứng tỏ không có vi sinh vật mới được tạo ra bên trong bình. Thí nghiệm này đã bác bỏ hoàn toàn thuyết tự sinh - cho rằng sinh vật được tạo ra từ những chất vô cơ.

Khám phá các loại vắc xin

Năm 1877, Louis Pasteur đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu vắc xin bệnh tả gà. Sau khi thực hiện nuôi cấy, ông nhận thấy vi khuẩn nuôi cấy đã ít nguy hiểm, ít lây lan hơn. Đến tháng 12 năm 1880, ông đã công bố các nghiên cứu của mình lên viện hàn lâm khoa học Pháp.

Từ năm 1880 đến 1885, Louis Pasteur đã thực hiện nhiều nghiên cứu để cho ra đời vắc xin phòng bệnh dại. Ông đã tiêm virus bệnh dại lên thỏ và làm suy yếu chúng. Trước khi được tiêm trên người, vắc xin đã được thử nghiệm trên 50 con chó. Ngày 6 tháng 7 năm 1885, vắc xin bệnh dại lần đầu tiên được thử nghiệm cho cậu bé Joseph Meister 9 tuổi và thành công ngoài mong đợi. Sự thành công của loại vắc xin này đã mở đầu cho hàng loạt các nghiên cứu vắc xin khác.

Ngày 1 tháng 3 năm 1886, ông đã công bố các nghiên cứu về bệnh dại trước viện Hàn Lâm khoa học Pháp và kêu gọi xây dựng cơ sở sản xuất vắc xin. Năm 1888, tổng thống Pháp cho xây dựng viện Pasteur đầu tiên.

Trong năm 1877, Robert Koch lần đầu tiên tìm ra vi khuẩn gây bệnh than. Từ đó, Louis Pasteur đã bắt đầu thực hiện vô số thí nghiệm, nghiên cứu về loại vi khuẩn này. Louis Pasteur đã phát hiện ra vi khuẩn bệnh than khó bị suy yếu khi thực hiện nuôi cấy trong môi trường không khí. Tuy nhiên, ông lại nhận thấy vi khuẩn bệnh dễ dàng suy yếu ở nhiệt độ 42 độ C. Vào năm 1881, ông đã phát triển thành công vắc xin bệnh than và lần đầu tiên tiêm chủng trên cừu.

Khác với vắc xin đậu bò do Edward Jenner khám phá, vắc xin bệnh dại, tả, than hoạt động với cơ chế khác. Trong đó, các vi sinh vật đã được làm suy yếu nhân tạo và không cần tìm đến sinh vật trung gian suy yếu vi sinh vật một cách tự nhiên. Nhằm vinh danh Edward Jenner, Louis Pasteur đã đặt tên cho phương pháp tiêm chủng mới là “vắc xin”.

>> Đề cử bạn xem bài viết bác sĩ Edward Jenner.

Những câu nói hay

It is surmounting difficulties that makes heroes.
Tạm dịch: 
Chính những khó khăn đã vượt qua tạo nên những anh hùng.
Let me tell you the secret that has led me to my goal. My strength lies solely in my tenacity.
Tạm dịch: 
Hãy để tôi nói cho bạn biết bí mật đã dẫn tôi đến mục tiêu của mình. Sức mạnh của tôi chỉ nằm ở sự kiên trì.
The more I study nature, the more I stand amazed at the work of Creator. Science bring mens nearer to God.
Tạm dịch:
Càng nghiên cứu về tự nhiên, tôi càng ngạc nhiên trước công việc của Đấng tạo hóa. Khoa học mang con người đến gần Chúa.
Science knows no country, because knowledge belongs to humanity, and is the torch which illuminates the world.
Tạm dịch: Khoa học không phân biệt quốc gia, bởi vì tri thức thuộc về nhân loại, là ngọn đuốc chiếu sáng thế giới.
There are no such things as applied sciences, only applications of science.
Tạm dịch:
Không có điều được gọi là khoa học ứng dụng, chỉ có các ứng dụng của khoa học.
The universe is asymmetric and I am persuaded that life, as it is known to us, is a direct result of the asymmetry of the universe or of its indirect consequences.
Tạm dịch:
Vũ trụ là bất đối xứng và tôi tin rằng sự sống, như cách mà chúng ta đã biết, là kết quả của sự bất đối xứng của vũ trụ hoặc hậu quả gián tiếp của nó.
Louis Pasteur là một vĩ nhân mà nhân loại sẽ mãi ghi nhớ công ơn. Ông đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho khoa học và cứu sống vô số mạng người.
Nguồn tư liệu tham khảo:
  • Wikipedia
  • Britania.com

TrendingTrang chủ