Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu - Một đời chăm lo triều Nguyễn

Nguyễn Minh Khánh
tháng 11 30, 2022
Last Updated

Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là ai? Xuất thân của bà như thế nào? Bà đã hy sinh những gì để có được một sự nghiệp vững vàng trải qua 3 đời vua? Hãy theo chân mình tìm hiểu bà qua bài viết dưới đây nhé!

Bảng tóm tắt thông tin

Tên đầy đủ

Trần Thị Đang (陳氏璫)

Thụy hiệu

Thuận Thiên Hưng Thánh Quang Dụ Hóa Cơ Nhân Tuyên Từ Khánh Đức Trạch Nguyên Công Cao Hoàng hậu

Tước hiệu

Tả cung tần.

Hoàng thái hậu.

Thái hoàng thái hậu.

Năm sinh

4 tháng 1 năm 1769

Năm mất

6 tháng 11 năm 1846

Quốc tịch

Đại Nam, triều Nguyễn.

Nơi sinh

Làng Văn Xá, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa

Nơi mất

Kinh thành Phú Xuân, Đại Nam

Nổi tiếng với

Mẹ của vua Minh Mạng.

Phi tần vua Gia Long

Thái hoàng thái hậu đầu tiên của triều Nguyễn

Gia đình

Cha

Trần Hưng Đạt

Mẹ

Lê Thị Cầm

Chồng

Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long)

Con cái

Nguyễn Phúc Đảm.

Nguyễn Phúc Đài.

Nguyễn Phúc Chẩn.

Hoàng tử Hiệu

Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là ai?

Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (sinh ngày 4 tháng 1 năm 1769 - mất ngày 6 tháng 11 năm 1846) tên thật là Trần Thị Đang. Bà cùng với Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu là những người vợ kề cận của vua Gia Long kể từ khi gian khó đến khi trở thành một vị vua sáng lập triều đại nhà Nguyễn.

Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu
Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu trong một bộ phim lịch sử

Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu cũng chính là mẹ đẻ của Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng. Sau khi vua Minh Mạng lên ngôi, bà được sắc phong chức Hoàng Thái Hậu. Sau khi vua Minh Mạng qua đời, bà trở thành Thái Hoàng Thái Hậu đầu tiên của triều Nguyễn dưới thời trị vì của cháu nội là Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị.

Gia đình và tuổi thơ

Thuận Thiên Hoàng Hậu là con gái thứ được sinh trong một gia tộc danh giá, có cha là Thọ quốc công Trần Hưng Đạt (1746 - 1810) và mẹ là Lê Thị Cầm. Không chỉ vậy, tuy bà tiểu thư gia tộc, bà vẫn công dung ngôn hạnh đều vẹn toàn cả. Gia tộc của bà vốn gốc là người Thanh Hóa. Vào những năm đầu 1558, tổ tiên của bà là Trần Phúc Tư đã theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp. Sau đó, gia tộc họ Trần định cư tại Hương Trà, Phủ Thừa Thiên.

Dòng họ nhà Trần bao đời làm ăn lương thiện, mặc dù cũng có người làm quan nhưng lại là các quan nhỏ lẻ không có gì nổi bật. Cho đến đời ông nội bà Trần Mậu Quế làm chức vụ tri phủ dưới thời Nguyễn Phúc Chú. Ông đã từng tham gia đánh Chân Lạp có công với đất nước và được phong chức ký lục quản lý hai trấn gồm: Trấn Biên và Hà Thiên.

Sự nghiệp

Đầu năm 1775 khi chúa Trịnh vào đánh Phú Xuân, mẫu thân chúa Trịnh là Ý Tĩnh Khang hoàng hậu tạm lánh ở An Du, Cửa Tùng. Năm 6 tuổi bà được tuyển vào hậu cận vì là con của nhà danh giá. Đến năm 1781, bà được 12 tuổi và đã được tấn phong là Tả cung tần, còn được gọi là Nhị phi.

Thuận Thiên Hoàng Hậu trong những ngày đầu đã theo Nguyễn Ánh du ngoạn khám nơi, không chỉ vậy đêm đêm thường thắp nhang cầu khẩn 

“Lúc này vận nước còn khó khăn, chưa được an định, nếu sinh con mà bỏ đi thì bất nhân mà mang theo chỉ bận lòng chúa thượng. Nếu số mệnh có con thì xin thái bình rồi mới sinh, mong trời ban được như thế.”

Đến năm 1791, bà hạ sinh bốn hoàng tử đó là Đảm, tức là vua Minh Mạng thời bấy giờ, sau Kiến An Vương Đài (1795), Hoàng tử Hiệu (đã mất từ nhỏ) và cuối cùng là Thiệu Hóa Quận vương Chẩn (1803). Đến năm Đảm được 3 tuổi đã được Nguyễn Ánh đưa vào làm con vợ cả là Nguyễn phi Tống Phúc Thị Lan, bà rất yêu thương Đảm giống như con ruột của mình.

Vào thời Minh Mạng, bà từng bỏ tiền của xây dựng và tu sửa lại các chùa chiền tại hương cũ của mình (huyện Hương Trà). Sau khi vua Minh Mạng qua đời, các quan vua xin dâng tôn bà lên làm Hoàng Thái Hậu, nhưng bà từ chối vì Minh Mạng chưa mất được bao lâu. Đến cuối năm 1820, khi cung Từ Thọ được xây xong. Các quan vua đã dâng bà lên làm Hoàng thái hậu. Tính cách của bà trước giờ cần kiệm, bà đã từng nuôi tằm và thường xuyên đến chăm sóc cũng coi đó là thú vui của mình. Vua nhắc với các quân thần của mình là 

 “Cung Từ Thọ có nhà nuôi tằm, ươm được nhiều tơ. Đó bởi mẹ ta có tính cần cù, biết rõ trồng dâu chăn tằm có nguồn gốc để may mặc, nên tự mình nuôi tằm ươm tơ, để làm gì cho người trong cung và Kinh đô. Nếu không thể, ta lấy của thiên hạ nuôi mẹ, còn thiếu gì mà phải nuôi tằm.”

Năm Minh Mạng thứ 13, vua phong chức danh cho cha mẹ bà là Hoa Quốc Công và Nhất phẩm Hoa Quốc phu nhân. Tuy nhiên, đến năm 1840, vua Minh Mạng mất, sau đó trưởng hoàng tử Trần Khánh Công Miên Tông lên ngôi vua ( tức là Thiệu Trị). Song với đó vào năm ngày 18/4/1841 (tức là tháng 3 ngày Nhâm Tý). Bà đã được nhà vua phong danh hiệu cho bà là Nhân Tuyên Từ Khánh Thái Hoàng Thái Hậu.

Đến cuối năm 1841, Hoàng đế Thiệu Trị đã truy phong cha bà lên cầm chức Cần chính điện đại học sĩ Thái sư, phong hiệu là Thọ Quốc Công, mẹ bà là Thọ Quốc nhất phẩm phu nhân.

Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là sủng phi của vua Gia Long, bà đã trở thành Hoàng Thái Hậu dưới thời của vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Bà là một nhân vật có quyền lực nhất trong 3 đời vua ở thời nhà Nguyễn.

Lăng mộ

Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu một đời cống hiến cho đất nước, trải qua các vị vua khác nhau bà vẫn là người có quyền lực tối cao. Đến tháng 8 ngày 13 năm Thiệu Trị thứ 6 ( 2 tháng 10 năm 1846) bà lâm bệnh nặng và qua đời vào giờ Dậu ngày 18 tháng 9 âm lịch ( ngày 6 tháng 11 dương lịch). Bà hưởng thọ 77 tuổi, quan tài của bà được để tại cung Từ Thọ.

Đến ngày 20 tháng 11 (ngày 6 tháng 1 năm 1847), Hiến Tổ dâng tôn hiệu là Thuận Thiên Hưng Thánh Quang Dụ Hóa Cơ Nhân tuyên Từ Khánh Đức Trạch Nguyên Công Cao Hoàng hậu gọi tắt là Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu.

Cuối thời Minh Mạng, vua ra lệnh cho các văn võ đại thần cùng với thần địa lý chọn nơi có đất tốt nhất gần lăng Thiên Thọ. Cuối cùng, đã tìm ra mảnh đất Thuận Sơn rất thích hợp làm phần mộ muôn năm lâu dài. Đây là mảnh đất rất thích hợp vừa gần và nằm bên phải Thiên Thọ, thuận mới về mặt tự nhiên, xung quanh bao trùm núi sông, một mảnh đất đặt mộ đẹp.

Cuối cùng, lăng mộ của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu ở bên phải lăng Thiên Thọ, trên núi Thuận Sơn, huyện Hương Trà, được gọi là lăng Thiên Thọ Hữu. Như đã tính trước, phần mộ của bà phía bên phải là núi Mỹ Sơn dựng điện Gia Thành để thờ cúng.

Qua đây cho thấy được Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Trần Thị Đang là một người rất có lòng yêu thương con cháu của mình. Bà đã hy sinh một đời vì Vua Gia Long vì đất nước. Bà là một phụ nữ rất có lòng kiên định, ý chí vững vàng. Bạn đã từng ghé thăm lăng mộ của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu chưa? Hãy cho chúng tôi biết qua bình luận bên dưới nhé!

Các tài liệu tham khảo:

  • Sách Đại Nam Thực Lục.
  • Sách Đại Nam liệt truyện.
  • Nguyễn Phước tộc thế phả.


TrendingTrang chủ