Truật Xích - Danh tướng tài ba một đời ÁM ẢNH về xuất thân

Nguyễn Minh Khánh
tháng 12 04, 2022
Last Updated

 Truật Xích là ai? Truật Xích là người như thế nào mà được ghi lại trong những câu chuyện lịch sử vang dội của Mông Cổ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nhân vật Truật Xích qua bài viết dưới đây nhé! 

Tiểu sử Truật Xích

Truật Xích, trong tiếng Trung còn gọi là Chuyết Xích hay Ước Trực. Ông sinh vào những năm 1178 hoặc 1780 và mất vào năm 1227.

Truật Xích
Chân dung Truật Xích

Truật Xích là con trai cả của Đại hãn Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn và người vợ chính thất duy nhất Bột Nhi Thiếp. Truật Xích là trợ thủ đắc lực và là chiến binh hoàn hảo trong các trận chinh chiến cùng với cha mình chinh phục nhiều vùng đất rộng lớn. 

Bên cạnh ông, Thành Cát Tư Hãn và Bột Nhi Thiếp còn có 3 người con trai lỗi lạc khác Oa Khoát Đài, Sát Hợp Đài và Đà Lôi. 

Gia đình và tuổi thơ

Truật Xích là con trai cả của Thành Cát Tư Hãn và Bột Nhi Thiếp. Tuy nhiên, có rất nhiều hồ nghi xoanh quanh huyết thống của ông và cha mình. 

Sau khi cha mẹ Truật Xích thành hôn không lâu, bà bị bộ tộc của kẻ địch bắt cóc làm chiến lợi phẩm. Ngay khi được giải cứu sau 8 tháng giam cầm, bà sinh ra người con trai đầu lòng là Truật Xích. Có nhiều nguồn tin cho rằng, Thành Cát Tư Hãn đã bỏ ngoài tai sự hồ nghi và vẫn tiếp tục yêu thương và trân trọng vợ và con trai. Tuy nhiên, một số tài liệu lại không hoàn toàn cho là như vậy. 

Từ nhỏ, Truật Xích đã nhận được sự dạy dỗ từ người mẹ tài giỏi Bột Nhi Thiếp, vậy nên ông là nhân vật không thể thiếu trong quân đội uy vũ Mông Cổ. 

Sự nghiệp

Truật Xích ngay từ khi trưởng thành đã theo cha mình tham gia các cuộc chinh chiến đẫm máu trên chiến trường. Ông là một chiến binh dũng mãnh góp phần tạo nên chiến thắng trong mỗi cuộc chính chiến của Thành Cát Tư Hãn. 

Từ năm 1211 đến năm 1213, Truật Xích theo cha hai lần dẫn quân tấn công vào lãnh thổ nhà Kim. Năm 1217 và năm 1219, Truật Xích đã chỉ huy hai chiến dịch quân sự chống lại người Kyrgyz. Vào tháng 4 năm 1220, ông là người có đóng góp lớn trong việc đánh hạ các thành phố Signak, Jand, Yanikant trong cuộc chiến tranh chống lại đế quốc Khwarezm. Sau này, cũng chính ông đã chỉ huy tấn công kinh đô của Khwarezm - thành phố Urgench. 

Cuộc chiến thành phố Urgench cũng chính là nhát dao ngăn cách giữa Truật Xích và em trai ông là Sát Hợp Đài. Khi tiến hành chiếm đóng thành phố Urgench, Truật Xích muốn tiến hành thương lượng, thuyết phục kẻ thù đầu hàng để tránh những thương vong và sự tàn phá của cuộc chiến. Tuy nhiên, Sát Hợp Đài lại không đồng ý với cách làm của ông, điều Sát Hợp Đài muốn là phá hủy thành phố này.

Mâu thuẫn giữa hai anh em ngày càng gay gắt, bắt buộc Thành Cát Tư Hãn phải can thiệp bằng cách giao chức chỉ huy chiến dịch cho Oa Khoát Đài. Sau cùng, những nỗ lực hòa bình của Truật Xích không thành công khi Oa Khoát Đài chỉ huy tấn công dữ dội, chiếm đóng cướp bóc và tàn phá hoàn toàn thành phố. 

Tuy nhiên, mâu thuẫn của cả hai bị đẩy lên cao trào khi Thành Cát Tư Hãn lựa chọn người thừa kế ngai vị. Vì là con trai cả, Truật Xích luôn tin rằng cha sẽ để lại ngôi vị cho mình. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn nhận thấy những mâu thuẫn không thể hóa giải giữa Truật Xích và Sát Hợp Đài nên ông đã xem xét và lựa chọn Oa Khoát Đài là người thừa kế ngai vị. Đây cũng là nguyên nhân cho sự xa cách giữa hai cha con Truật Xích và Thành Cát Tư Hãn sau này. 

Thành Cát Tư Hãn đã tiến hành phân chia lãnh thổ cho 4 người con của mình. Phần lãnh thổ được chia cho gia đình Truật Xích ở phần xa nhất, được ví “xa tới khi vó ngựa người Mông Cổ có thể tới”. Đây được coi là một chi tiết thể hiện sự ghẻ lạnh của Thành Cát Tư Hãn đối với thân phận của ông. Tuy nhiên, điều này không được công nhận bởi ghi chép của lịch sử. 

Mùa thu năm 1223, sau khi kết thúc chiến dịch tại Khwarezm, Thành Cát Tư Hãn trở về Mông cổ cùng 3 người con, chỉ có Truật Xích quay trở về vùng lãnh thổ được chia do ông cai quản.

Một số tài liệu ghi chép rằng, Truật Xích đã có ý đồ chống lại cha mình nhưng bị Thành Cát Tư Hãn phát hiện và lên kế hoạch đánh phủ đầu. 

Sau khi nhận thấy ý đồ của Truật Xích, Thành Cát Tư Hãn đã ban lệnh gọi Truật Xích trở về nhưng ông từ chối do bệnh. Điều này đã kiến Thành Cát Tư Hãn nổi giận và sai Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài đem quân tới trừng phạt. Nhưng trước khi sự trừng phạt xảy ra, Truật Xích đã qua đời đột ngột, chức vị của ông do con trai Bạt Đô kế thừa. 

Cái chết 

Sau khi trở về vùng lãnh thổ của mình, Truật Xích đã sống ở đây cho đến cuối đời. Khi mất, ông cũng không gặp lại người cha của mình thêm lần nào nữa. 

Lịch sử ghi lại, vào mùa xuân năm 1227, Truật Xích qua đời do bệnh. Sau này ông được con trai của người em trai Đà Lôi, hiệu là Hốt Tất Liệt truy tôn là Đạo Ninh hoàng đế, miếu hiệu là Mục Tông. Không có thông tin nào về bia mộ hay nơi chôn cất của ông được ghi chép. 

Những nhân vật lỗi lạc được xây dựng chân thật qua những ghi chép của lịch sử. Mặc dù, thông tin về Truật Xích được công khai rất ít, tuy nhiên chúng ta có thể cảm nhận thấy cuộc đời có chút cô độc của ông. Đây cũng là cuộc đời của rất nhiều nhân vật lịch sử sống trong sự tranh giành quyền lực của hoàng tộc.

Truật Xích có phải con trai Thành Cát Tư Hãn không?

Trong cuộc đời của vị tướng tài ba này, điều ám ảnh bản thân ông nhất chính là xuất thân của chính mình. Bởi lẽ, trong đêm tân hôn, Bột Nhi Thiếp đã bị kẻ thừ bắt đi. Sau đó 9 tháng, bà sinh ra Truật Xích. Thành Cát Tư Hãn luôn khẳng định Truật Xích là con trai cả của mình, chưa từng nghi ngờ điều đó.
Xuất thân của Truật Xích đã được ghi rõ trong sách Bí sử Mông Cổ với lý giải như sau:
Trước khi cưới, bà và Thiết Mộc Chân đã có quan hệ ân ái với nhau. Thời gian Bột Nhi Thiếp bị bắt chưa đầy 9 tháng. Truật Xích ra đời sau khi Bột Nhi Thiếp được giải cứu, ông chính xác là con trai của Thành Cát Tư Hãn.
Tuy nhiên, nhiều người Mông Cổ đã không tin điều đó. Trong đó, có cả các anh em ruột của ông. Chính xuất thân của ông đã tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ Mông Cổ. Để ngăn chặn mâu thuẫn nội bộ về người thừa kế ngôi vị Khả Hãn, Thành Cát Tư Hãn đã không chọn Truật Xích làm người thừa kế ngôi vị của mình.

Qua những thông tin trên, chúng ta biết được thêm nhiều thông tin về cuộc đời cũng như những biến cố trong cuộc sống của nhân vật lịch sử Truật Xích. Hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ bài viết này.

Tài liệu tham khảo:

Sách Bí sử Mông Cổ


TrendingTrang chủ