Công ty Đông Ấn Hà Lan - Lịch sử tập đoàn đầu tiên trên thế giới

Nguyễn Minh Khánh
tháng 7 18, 2023
Last Updated

 Công ty Đông Ấn Hà Lan - Vereenigde Oost-Indische Compagnie (VOC) một trong những công ty thương mại có quyền lực và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Suốt hơn 200 năm, VOC đã có vai trò quan trọng trong việc mở rộng đế chế tài chính và chiếm đóng các vùng đất mới trên toàn cầu. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về công ty Đông Ấn Hà Lan qua bài viết này!

Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu

Logo công ty Đông Ấn Hà Lan
Logo của công ty Đông Ấn Hà Lan


Công ty Đông Ấn Hà Lan được thành lập vào năm 1602 bởi quốc hội Hà Lan theo đề xuất của chính khách Johan van Oldenbarnevelt. Ban đầu, mục tiêu chính của công ty là thiết lập và duy trì các tuyến đường vận tải biển đến Ấn Độ - Đông Dương. Đây là khu vực có tài nguyên phong phú và thị trường tiềm năng, thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia châu Âu. 

Công ty Đông Ấn Hà Lan đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ Hà Lan, với quyền lực đặc biệt cho công ty này trong việc mở rộng lãnh thổ, thiết lập cơ sở thương mại và thậm chí chiến tranh. Ngoài ra, công ty này còn được chính phủ Hà Lan cấp quyền 21 năm độc quyền thương mại ở châu Á. Đây là lợi thế lớn góp phần giúp công ty phát triển thần tốc.

Ngoài ra, VOC còn được biết đến như là tập đoàn cổ phần đầu tiên trên thế giới, mở đầu với ngành vận tải biển sau đó lan rộng sang các ngành khác. Công ty Đông Ấn Hà Lan bắt đầu thực hiện các chuyến đi thăm dò vùng Đông Ấn, gồm có Indonesia, Philipin, Trung Quốc và vùng Đàng Ngoài của Việt Nam. 

Ở đó, họ đã thiết lập các điểm buôn bán, tạo lập mạng lưới thương mại và tăng cường quyền lực chính trị. Thành công trong việc kiểm soát các nguồn lợi thiên nhiên như hương liệu và các loại gia vị đã giúp công ty tạo ra một đế chế thương mại rộng lớn.

VOC không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế của Hà Lan, mà còn định hình văn hóa và xã hội Hà Lan trong thế kỷ 17 - thời kỳ được gọi là "Thời kỳ Vàng" của người Hà Lan. Đặc biệt, công ty Đông Ấn Hà Lan từng là công ty lớn nhất thế giới trong suốt thế kỷ 17. Ở thời điểm hoàng kim, công ty này sở hữu 4785 tàu, vận chuyển hơn 2,5 triệu tấn hàng hóa.

Hệ thống quản trị

Với mục tiêu ban đầu là kiếm lợi từ thương mại bên ngoài châu Âu, VOC đã xây dựng một đế chế thương mại vô cùng ấn tượng. Công ty này không chỉ giao thương với các nhà buôn địa phương, mà còn điều hành hạm đội hải quân mạnh mẽ để bảo vệ hàng hóa của mình.

Hệ thống quản trị của Vereenigde Oost-Indische Compagnie (VOC) - Công ty Đông Ấn Hà Lan đã đạt được sự tiến bộ đáng kể trong lịch sử quản trị doanh nghiệp. Họ đã tận dụng lợi ích của việc tập trung quyền lực và sự linh hoạt trong việc điều chỉnh chính sách kinh doanh để điều hành hiệu quả.

Công ty Đông Ấn Hà Lan đã thực hiện quản lý rủi ro bằng cách sử dụng các kỹ thuật tài chính tiên tiến  như việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đặt hàng và quản lý cung ứng. Ngoài ra, họ còn có một hệ thống phân quyền hiệu quả. Trong đó, các nhà quản lý cấp cao ở Hà Lan được cấp quyền hành lớn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của công ty tại Đông Ấn.

Hơn nữa, VOC đã tạo ra một mô hình phân phối lợi nhuận độc đáo. Thay vì chia cổ tức dựa trên lợi nhuận hàng năm, VOC đã quyết định chia cổ tức dựa trên giá trị cổ phiếu của công ty. Từ đó, công ty Đông Ấn Hà Lan đã tạo ra một cơ chế thưởng phạt hiệu quả. Như vậy, những người đầu tư vào VOC có thể mong đợi lợi nhuận cao nếu công ty thành công hoặc mất vốn nếu công ty thất bại.

Chinh phục các vùng đất mới

Tuy nhiên, ngoài việc kinh doanh và thương mại, công ty này cũng có tham vọng chinh phục các vùng đất mới. Họ đã thiết lập các cơ sở thương mại và chiếm đóng các cảng biển quan trọng trong khu vực Đông Nam Á ở Indonesia và Philippines.

Tàu của công ty Đông Ấn Hà Lan


Các hoạt động này của công ty Đông Ấn Hà Lan giúp họ kiểm soát thị trường kinh doanh, mở rộng ảnh hưởng của họ đến toàn cầu, nguồn tài nguyên mới, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng có những hậu quả tiêu cực sau những chiến dịch chiếm đóng này của công ty. Hành động khai thác tài nguyên và kiểm soát dân chúng bản địa đã gây ra sự phản đối dẫn đến xung đột và nổi dây.

Những cuộc chiến thương mại bảo vệ lợi ích

Với quyền lực được cấp từ chính phủ Hà Lan, VOC đã thực hiện những giao tranh về thương mại lẫn chiến tranh để bảo vệ lợi ích của mình. Họ đã xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, không chỉ để đảm bảo an toàn cho các con tàu buôn bán của mình, mà còn để chiếm đóng và kiểm soát các cảng biển chiến lược trên khắp Đông Nam Á. Những cuộc chiến mà c

Cuộc chiến Hà Lan - Bồ Đào Nha (1601–1663)

Trong thế kỷ 17, Hà Lan và Bồ Đào Nha cạnh tranh quyết liệt trong việc kiểm soát các tuyến thương mại ở châu Á. Họ đã đụng độ nhiều lần, dẫn đến những cuộc chiến mà VOC tham gia đề bảo vệ các trạm thương mại và tuyến vận chuyển của mình.

Cuộc chiến Đông Ấn Hà Lan - Anh (1652–1654, 1665–1667, 1672–1674)

VOC cũng đã cạnh tranh với công ty Đông Ấn Anh (East India Company) của Anh (EIC) trong các cuộc chiến thương mại Đông Ấn để bảo vệ lợi ích thương mại của mình tại Đông Ấn. Những cuộc chiến này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của hai công ty mà còn ảnh hưởng đến chính trị và quan hệ giữa hai quốc gia.

Cuộc chiến VOC với các quốc gia châu Á khác

Ngoài cuộc cạnh tranh với các cường quốc châu Âu, VOC cũng tham gia nhiều cuộc chiến với các quốc gia và vương quốc châu Á để mở rộng ảnh hưởng và kiểm soát thương mại. Ví dụ: Công ty Đông Ấn Hà Lan đã gây chiến với Vương quốc Ayutthaya của Thái Lan, Vương quốc Mataram của Indonesia, và nhiều vương quốc khác.

Hoạt động kinh doanh ở Đại Việt

Thương mại và giao dịch: Trong suốt thế kỷ 17 và 18, VOC đã hoạt động mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Đại Việt. Họ đã thực hiện giao dịch với các thương nhân Đại Việt, trao đổi hàng hoá như gỗ quý, gạo, gia vị, và lụa. Các hoạt động kinh doanh của công ty Đông Ấn Hà Lan ở Việt Nam như sau:

  • Từ giữa thập niên 1650, VOC yêu cầu thương điếm Đàng Ngoài ở nước Việt gây dựng thương điếm buôn bán với người Hoa để thu mua vàng và xạ hương Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này không thành công do sự suy thoái của nhu cầu thương mại Việt - Trung.
  • Năm 1662-1663: Thương đoàn Hà Lan thám hiểm vùng biên giới đông bắc Đàng Ngoài và đề nghị thiết lập một thương điếm chính thức để buôn bán trực tiếp với người Hoa ở biên giới.
  • Đến năm 1663, thương điếm Kẻ Chợ tại Thăng Long được nâng cấp lên thương điếm thường trực để cứu vãn nền thương mại đang trên đà suy thoái với Đàng Ngoài.
  • Thập niên 1670, Chính phủ Batavia quyết định cải tổ nền mậu dịch với Đàng Ngoài, đình chỉ cầu buôn bán trực tiếp và chuyển toàn bộ hàng hoá về Batavia trước khi phân phối đi Nhật hoặc châu Âu.
  • Những năm thập niên 1680, Đàng Ngoài gặp khủng hoảng kinh tế do trận lụt lớn, nạn đói, hạn hán. Vì lẽ đó, VOC giảm chi tiêu quà biếu tặng cho phủ chúa Trịnh.
  • Đến năm 1682, chúa Trịnh đe dọa trục xuất người Hà Lan ra khỏi lãnh thổ vì vấn đề quà tặng cho phủ chúa . Sau đó, nhiều lần nhân viên của công ty Đông Ấn Hà Lan nhận ngược đãi từ phủ chúa Trịnh.
  • Đến năm 1700, Công ty Đông Ấn chính thức dừng hoạt động thương điếm Kẻ Chợ, chấm dứt 64 năm bang giao với Đàng Ngoài.

Vì sao công ty Đông Ấn Hà Lan phá sản?

Cuộc sụp đổ của Công ty Đông Ấn Hà La xảy ra vào cuối thế kỷ XVIII, chính thức phá sản vào năm 1800,  chấm dứt sự thống trị của VOC trên các tuyến đường thương mại quốc tế. Sau khi sụp đổ, các khoản nợ và tài sản của công ty thuộc về cộng hòa Batavia, lãnh thổ thuộc về Đông Ấn Hà Lan. Sau này, phần lãnh thổ này trở thành quốc gia Indonesia.

Nguyên nhân chính đã khiến công ty Đông Ấn Hà Lan phá sản là do quản lý kém hiệu quả, tham nhũng và chi phí sản xuất cao. Một số quan chức cao cấp của công ty đã lợi dụng quyền lực của mình thu lợi cá nhân. Chính điều này đã tạo ra bất ổn trong nội bộ công ty và làm gia tăng chi phí quản lý

Các công ty thương mại khác ở châu Âu cũng đã đánh bại VOC bằng cách sản xuất và vận chuyển hàng hóa với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, VOC đã không thể giải quyết vấn nạn buôn lậu. Mặc dù, VOC được độc quyền buôn bán ở Châu Á nhưng một số thương nhân khác đã bán hàng hóa giống như họ với giá thấp hơn.

Hậu quả của việc sụp đổ này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Hà Lan và châu Âu nói chung. Thương mại Hà Lan đã giảm sút và các quốc gia châu Âu khác như Anh và Pháp đã thế chỗ, nắm giữ thị trường thương mại quốc tế.

Cái kết của Công Ty Đông Ấn đã cho chúng ta một bài học về việc duy trì thành công đôi khi còn khó khăn hơn cả việc có được thành công. Quá mức tham lam, tham nhũng và thiếu sự quản lý hiệu quả đã công ty từng giàu có, quyền lực nhất phá sản. Tuy nhiên, di sản của VOC vẫn còn tiếp tục sống mãi trong lịch sử nhân loại.

TrendingTrang chủ