Tiểu sử Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa NỔI TIẾNG Đại Nam

Nguyễn Minh Khánh
tháng 8 11, 2021
Last Updated

Cao Bá Quát sở hữu tài năng văn thơ siêu quần, được người đời tôn sùng là “Thánh Quát”. Cuộc đời của ông gặp phải vô vàn khó khăn, nghèo khổ, con đường làm quan gập ghềnh. Tuy nhiên, khí phách và phẩm hạnh của Cao Bá Quát xưa nay khó ai sánh được.

Bảng tóm tắt thông tin Cao Bá Quát

Tên đầy đủ

Cao Bá Quát (tên chữ Hán: 高伯适)

Tên hiệu

Mẫn Hiên, Cúc Đường

Tên chữ

Chu Thần

Năm sinh và năm mất

1809 - 1855

Quốc tịch

Việt Nam, Đại Nam.

Nơi sinh

Làng Phú Thị, thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh ( ngày nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Nổi tiếng với

Tài văn chương siêu quần, quốc sư cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Văn chương Cao Bá Quát đã tạo nên dấu ấn sâu sắc trong lịch sử văn học nước nhà. Dưới triều Nguyễn, Cao Bá Quát từng giữ nhiều chức quan khác.

Gia đình

Cha mẹ

.Cao Huy Tham (tên tự Bộ Hiên)

Anh chị em

Cao Bá Đạt

Con cái

Cao Bá Phùng, Cao Bá Thông

Hồ sơ Media

Hồ sơ Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Bá_Quát

Tiểu sử Cao Bá Quát

Cao Bá Quát
Hình minh họa Cao Bá Quát
Cao Bá Quát (1809 - 1855) là bậc danh sĩ nổi tiếng với tài văn thơ như “thần”, quân sư cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Văn chương của Cao Bá Quát được so sánh vượt hơn cả các nho sĩ thời Hán Đường, được thể hiện rõ trong 2 câu thơ:
Văn như Siêu Quát vô tiền Hán.
Thi đáo Tùng Tuy Thất Thịnh Đường.
Năm 1831, ông thi đỗ Á nguyên nhưng khi duyệt quyển, bộ Lễ đã chèn ép xếp ông đứng cuối bảng trong 20 người thi đỗ. Con đường công danh của ông chưa bao giờ thuận lợi, nhiều lần thi hỏng bởi cá tính ngang tàng, vượt ngoài khuôn phép được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm văn thơ.

Cao Bá Quát là người như thế nào? Cao Bá Quát là người thẳng thắn, cương trực và không bao giờ chịu cúi đầu.
2 câu đối đã thể hiện tinh thần bất khuất của ông như sau:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
Tạm dịch:
10 năm giao thiệp tìm gươm báu.
Một đời chỉ bái mỗi hoa mai.

Vào năm 1841, Cao Bá Quát được giữ chức vụ Hành tẩu bộ Lễ. Trong thời gian này, ông được giao nhiệm vụ làm sơ khảo kỳ thi được tổ chức tại Huế. Ông và Nguyễn Văn Siêu đã tự ý chỉnh sửa lại một số bài văn hay nhưng phạm húy. Sự việc bại lộ, Cao Bá Quát bị cách chức và giam lại để chờ lệnh.

Sau đó, ông được nhà vua cử đi Giang Lưu Ba (Indonesia) lấy công chuộc tội. Khi về nước, ông nhiều lần trải qua sóng gió thăng trầm chốn quan trường. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ như: sắp xếp văn thư tại Hàn Lâm Viện, giáo úy phủ Quốc Oai.

Đắc tội với quan lớn trong triều, Cao Bá Quát xin từ quan về quê dạy học. Năm 1954, nước ta xảy ra nạn châu chấu, dân chúng đói khổ. Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, được tôn làm quân sư, Lê Duy Cự làm minh chủ.

Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát đã thất bại. Triều đình nhà Nguyễn tuyên dương Cao Bá Quát đã mất trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Tuy nhiên, cái chết của Cao Bá Quát đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Gia tộc Cao Bá Quát bị tru di tam tộc, nhiều tác phẩm của ông đã bị tiêu hủy.

Thân thế và gia đình

Cao Bá Quát là con trai của thầy thuốc Cao Huy Tham, quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Cao Bá Quát có một người anh trai song sinh khác là Cao Bá Đạt. Ông Cao Bá Đạt từng giữ chức tri huyện Nông Cống (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa).
Dòng họ Cao Bá nổi tiếng với nghề thầy thuốc gia truyền qua nhiều đời. Ông nội Cao Bá Quát là Cao Huy Thiềm lương y tiếng trong vùng. Theo gia phả của dòng họ, Cao Bá Quát có tên tự là Mẫn Hiên, các bút danh như Chu Thần, Cúc Đường, Cao Chu Thần.
Khi cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương thất bại, gia tộc họ Cao Bá bị kết án tru di tam tộc. Trên đường áp giải về kinh thành Huế, Cao Bá Đạt đã tự sát.
Cao Bá Quát có 2 người con trai là Cao Bá Phùng và Cao Bá Thông. Cao Bá Quát đã đặt kỳ vọng rất lớn vào các con trai. Ông đã sử dụng tên của 2 danh sĩ đời nhà Chu để đặt tên cho 2 cậu con trai.
Năm 2014, Cao Bá Hưng đã xuất sắc giành giải nhất chương trình Sing my song (Bài hát hay nhất) mùa 1. Anh cũng tuyên bố mình là cháu 7 đời của Cao Bá Quát.
Chân dung Cao Bá Hưng
Những tài liệu lịch sử chưa cho biết chính xác danh tính vợ Cao Bá Quát. Tuy nhiên, ông luôn thể hiện tình yêu sâu sắc, đằm thắm đối với vợ. Trong một lần được vợ gửi tặng áo, Cao Bá Quát đã thể hiện sự trân trọng tình cảm qua câu thơ:
Một phong thư đọc dưới ánh đèn, muôn hàng lệ chảy,
Đêm nay mảnh hồn tàn trở về quanh quẩn chốn buồng thuê.
Chúng tôi xin trích dẫn bản dịch bài thơ “Từ ngày anh ra đi” do Cao Bá Quát viết tặng vợ:
Từ ngày anh ra đi,
Đêm đêm giường quạnh hiu.
Trăng khơi soi mộng lẻ,
Gió bến lạnh hơi chiều.
Áo rét em cất giữ,
Gương nhỏ anh mang theo.
Tạm để cùng yên ủi,
Không nhạt tình thương yêu.
Ngoài ra, thơ văn Cao Bá Quát còn thể hiện tấm lòng yêu thương gia đình, trân quý bạn bè.

Sự nghiệp

Làm quan dưới triều Nguyễn

Ngay từ khi còn bé, Cao Bá Quát đã thể hiện tài trí hơn người nhưng chữ viết lại rất xấu. Năm 13 tuổi, ông thi đỗ kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, ông lại thi rớt kỳ thi Hương chỉ vì chữ xấu. Sau này, Cao Bá Quát đã nỗ lực rèn chữ để khắc phục nhược điểm này.
Cao Bá Quát luyện chữ

Cứ tưởng chừng công danh với bậc tài hoa như ông là việc dễ dàng. Thế nhưng, cá tính vượt ra ngoài những khuôn khổ phong kiến đã khiến con đường công danh của Cao Bá Quát luôn long đong, lận đận.

Năm 1831, Cao Bá Quát thi đỗ Á Nguyên kỳ thi Hương tại Thăng Long trong danh sách 20 người thi đậu. Khi bộ Lễ tiến hành duyệt quyển, ông bị chèn ép phải xếp cuối bảng. Thời đó, người xếp cuối bảng phải bưng khay đựng lễ phục cho các tân khoa thi đỗ xếp hạng trên.

Đến năm 1932, ông đã tham gia kỳ thi Hội nhưng không đỗ. Cao Bá Quát còn nhiều lần dự thi nhưng đều trượt cả. Công không thành, danh không toại khiến Cao Bá Quát uất ức đã sáng tác bài thơ “ Sa hành đoản ca” nổi tiếng. Sau đó, ông chán nản không tiếp tục tham gia thi cử nữa.

Ông nhiều lần thi rớt không phải vì bất tài mà vì văn thơ của ông có nhiều chỗ vượt ngoài khuôn phép. Năm 1841, Cao Bá Quát được tiến cử vào kinh đô Huế đảm nhiệm chức vụ Hành tẩu ở bộ Lễ. Dưới thời vua Thiệu Trị, chức Hành tẩu bộ Lễ là một chức quan thấp nhất của bộ này. Dù vậy, ông không giữ được chức quan nhỏ này.

Vào tháng 8 năm 1941, ông được cử làm sơ khảo cuộc thi Hương tại trường thi Thừa Thiên Huế. Trong lúc chấm thi, Cao Bá Quát nhận thấy có một số bài văn hay nhưng lại phạm húy tên của một số người trong hoàng tộc nhà Nguyễn. Lúc này, triều đình hay bắt những lỗi vụn vặt. Vì vậy, ông cùng với Phan Thời Nhạ đã sửa lại 9 chữ trong một số quyển thi.

Sau đó, sự việc bị triều đình biết được và bắt giam ông tại ngục Trấn Phủ. Năm 1942, ông được chuyển đến ngục Thừa Thiên. Trong thời gian bị giam giữ, Cao Bá Quát phải chịu đựng cảnh nhục hình tra tấn. Ông bị kết án xử chém nhưng vua Thiệu Trị đã giảm tội cho ông xuống “giảo giam hậu” (tức bắt giam lại chờ ngày xét xử).

Vào cuối năm 1843, Cao Bá Quát bị áp giải đến Đà Nẵng chờ ngày đi “ dương trình hiệu lực” (phục dịch lấy công chuộc tội). Tháng 11 âm lịch năm 1843, Đào Phú Trí dẫn đầu đoàn sứ giả (trong đó có Cao Bá Quát) đến Giang Lưu Ba (Indonesia). Trong khoảng thời gian ở Giang Lưu Ba, ông cảm thấy khâm phục trước sự phát triển của đất nước này. Cao Bá Quát nhìn thấy cảnh người da đen kéo xe cho người da trắng. Ông càng trăn trở về tình hình nghèo khó và khả năng bị xâm lược từ các nước phương Tây.

Đến năm 1844, Cao Bá Quát trở về nước và được khôi phục chức vụ ở bộ Lễ. Ít lâu sau, ông bị triều đình sa thải phải trở về quê nhà Thăng Long.

Về quê, Cao Bá Quát mưu sinh bằng công việc dạy học, sống trong cảnh nghèo khó. Nhiều lần ông bệnh nặng, cả nhà không còn đủ tiền mua thức ăn. Dù vậy, Cao Bá Quát luôn giữ vững khí tiết, thường kết bạn với Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Đinh Nhật Thận,..

Sau 3 năm, Cao Bá Quát lại được triều đình Huế triệu vào kinh lo việc sưu tầm, sắp xếp văn thơ tại Hàn Lâm Viện. Tiếp nhận công việc được 1 tháng, Cao Bá Quát được lệnh công tác ở Đà Nẵng. Sau đó, ông tiếp tục quay lại công việc cũ.

Thời gian ở Huế, ông kết thân với Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh và gia nhập Mạc Vân thi xã.

Ông nhiều lần vạch trần sự thối nát của triều đình và đắc tội nhiều quan lớn. Vì vậy, Cao Bá Quát bị điều đi làm giáo thụ phủ Quốc Oai. Ông chán nản với cảnh dạy học ở khu vực mà dân cư không thích việc học nên từ quan về quê. Đến giữa năm 1853, Cao Bá Quát lấy cớ nuôi mẹ già xin thôi chức quan dạy học.

Khởi nghĩa Cao Bá Quát chống nhà Nguyễn

Giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam trong cảnh khốn khó. Bọn địa chủ cướp đất của dân, tô thuế nặng nề, tham nhũng khắp nơi, nhiều người phải đi ăn xin. Năm 1954, vùng Sơn Tây gặp phải nạn châu chấu khiến mùa màng thất bát, đời sống người dân ngày càng cơ cực.

Cao Bá Quát vận động nông dân, sĩ phu yêu nước, thổ mục dân tộc vùng Tây Bắc như Đinh Công Mỹ, Vũ Kim Thanh, Bạch Công Trân,... chuẩn bị khởi nghĩa.

Cao Bá Quát tự phong làm quốc sư, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, ngọn cờ khởi nghĩa có thêu dòng chữ:

Bình Dương, Đồ Bản vô Nghiêu Thuấn.
Mục Dã. Minh Điều hữu Vô Thang.
2 Câu thơ này mang ý nghĩa như sau:
  • Nếu ở Bình Dương, Đồ Bản không có những ông vua tốt như vua Nghiêu, vua Thuấn thì ở Mục Dã. Minh Điều sẽ có ông Vô và ông Thang nổi dậy.

Trong thời gian chuẩn bị, thông tin cuộc khởi nghĩa bị lộ. Vua Tự Đức sai quan tổng đốc Hà Ninh là Lâm Duy Hiệp, tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Nguyễn Bá Ngụy, tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Quốc Hoan, vệ úy hoàng thành Huế phái thêm một vệ doanh, 20 súng thần cơ, 15 võ sinh để trấn áp.

Trước tình hình đó, Cao Bá Quát buộc phải phất cờ khởi nghĩa dù chuẩn bị chưa đầy đủ. Lúc này, chỉ có quân nổi dậy ở Mỹ Lương do Cao Bá Quát và Đinh Công Mỹ kịp thời khởi nghĩa. Vì vậy, khởi nghĩa Cao Bá Quát còn có tên gọi khác là khởi nghĩa Mỹ Lương.

Ban đầu, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Ứng Hòa, rồi chiếm huyện Thanh Oai. Tuy nhiên, quân triều đình đã phản công. Nhiều cuộc giao tranh diễn ra tại Thạch Bích, Đồng Dương. Quân khởi nghĩa liên tiếp bại trận, nhiều tướng lĩnh bị bắt.

Trước sự phản công mạnh mẽ, Cao Bá Quát cho lui quân khỏi ứng Hòa, Thanh Oai tiến đánh Yên Sơn. Vì chuẩn bị chưa đầy đủ, chênh lệch về quân số, quân bị nên quân khởi nghĩa đã bại trận. Lúc này, quân triều đình liên tiếp truy đuổi, quân khởi nghĩa phải trốn chạy khắp nơi.

Sau đó, cánh quân của Cao Bá Quát hợp quân với Bạch Công Trân bổ sung thêm lực lượng người Thái và Mường. Vua Tự Đức điều thêm 500 quân, đô đốc Nguyễn Trọng Thao trực tiếp chỉ huy cuộc đàn áp. Đầu năm 1855, nghĩa quân Cao Bá Quát tấn công Yên Sơn lần thứ hai.

Khi cuộc chiến đang diễn ra ác liệt, Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết. Các thủ lĩnh khác của cuộc khởi nghĩa như Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Văn Trực bị bắt và chém đầu.

Sử sách triều Nguyễn ghi lại “Nghe tin thắng trận, vua Tự Đức trọng thưởng và lệnh chém thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông”.

Sau trận đánh Yên Sơn, lực lượng nghĩa quân suy giảm hẳn. Đến tháng 2 (âm lịch) năm 1955, đầu mục Bạch Công Trân tự thú, học trò Cao Bá Quát là Vũ Văn Ức và Vũ Văn Đồng bị giết chết. Tháng 4 năm 1955, minh chủ Lê Duy Cự bị dụ bắt và xử chém. Đến đây, cuộc khởi nghĩa chính thức kết thúc.

Sự nghiệp văn thơ

Hiện nay, nhiều tác phẩm hay của Cao Bá Quát đã bị thất lạc. Tuy nhiên, nhóm thơ văn Cao Bá Quát đã tìm được 1353 bài thơ, 11 bài thể ký, 10 truyện ngắn, 21 bài văn.
Các bài thơ chữ Nôm của Cao Bá Quát gồm có một số bài thơ nói, Tài tử đa cùng, một số bài thơ Đường Luật. Ngoài ra, những tập thơ chữ Hán tiêu biểu của ông gồm có:
  • Cao Chu Thần thi tập.
  • Mẫn Hiên thi tập.
  • Cao Bá Quát thi tập.
  • Cao Chu Thần di thảo.
Văn thơ của ông mang đến những giá trị sau:

  • Nhiều tác phẩm văn thơ của Cao Bá Quát đã thể hiện sâu đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ ca ngợi công lao của các vị anh hùng. Qua đó, Cao Bá Quát đã tìm thấy động lực cứu dân, giúp nước từ những tấm gương sáng của tiền nhân.

  • Ngoài ra, văn thơ Cao Bá Quát còn phê phán hiện thực xã hội, cuộc sống khổ cực của dân chúng. Thơ văn của ông còn chứa đựng nhiều giá trị tiến bộ. Ông tiếp thu và có thái độ phù hợp trước sức mạnh của phương Tây. Ông đã lên án lối dạy học cũ kỹ, từ chương, xa rời thực tế của Nho giáo.

Những giai thoại nổi tiếng

Cao Bá Quát luyện chữ

Ngay từ nhỏ, Cao Bá Quát đã nổi tiếng với khả năng đối đáp sắc sảo, văn thơ xuất chúng. Thế nhưng, chữ viết ông lại rất xấu, không tương xứng với tài hoa.

Chuyện kể rằng ông từng viết thay bà cụ lá đơn gửi lên quan. Chữ ông quá xấu nên quan đã ra lệnh xua đuổi bà cụ. Vì việc này, Cao Bá Quát đã cảm thấy rất xấu hổ và quyết tâm luyện chữ.

Cao Bá Quát đã hăng say rèn luyện chữ viết. Ngoài ra, ông đã buộc tóc của mình lên trần nhà. Khi ông ngủ gật, tóc của ông sẽ bị giật đau và khiến ông tỉnh ngủ. Cao Bá Quát còn buộc chân của mình vào bàn học để không thể chạy đi chơi.

Nhờ vào quyết tâm và sự kiên trì, chữ viết của Cao Bá Quát ngày càng đẹp hơn. Từ đó, nét chữ đẹp của ông dần nổi tiếng khắp vùng. Nhiều người thường đến xin chữ, câu đối của ông về treo.

Sửa câu đối của vua

Tương truyền, vua Tự Đức có sở thích văn thơ, đối đáp, bèn sáng tác câu đối như sau:
Tử năng thừa phụ nghiệp.
Thần khả báo quân ân.
Mang ý nghĩa: Phận làm con kế thừa sự nghiệp cha, bậc bề tôi báo đáp công ơn đức vua.

Các quan thấy vua sáng tác câu đối, bèn hết sức khen hay và xin vua chép lại để đem về thưởng lãm. Lúc này, Cao Bá Quát đang làm việc ở bộ Lễ, nhìn thấy treo câu đối này. Mặc dù ông biết đây là câu đối của vua nhưng ông vẫn lấy bút đề ở bên cạnh như sau:

Hảo hề! Hảo hề! Phụ tử quân thần điên đảo
(Mang ý nghĩa: Thật hay! Thật hay! Cha con vua tôi đảo điên).
Vua Tự Đức hay tin Cao Bá Quát sửa câu đối của mình thì giận lắm. Vua lệnh cho quân lính bắt Cao Bá Quát đến để hỏi tội. Thế nhưng, ông rất bình tĩnh và thưa với vua như sau:
“Thưa bệ hạ, thần đọc sách thánh hiền đều nói đạo vua tôi luôn xếp trên đạo cha con. Thần chưa từng nghe thấy đạo cha con lại được xếp trên đạo vua tôi. Khi thấy được câu đối như thế này, thần không thể ngăn được sự bất bình.”
Vua ngẫm nghĩ lại thấy lời Cao Bá Quát nói vô cùng hợp lý, vua bèn hỏi thêm:
Như vậy, phải sửa lại như thế nào?
Cao Bá Quát bèn trả lời:
Quân ân thần khả báo.
Phụ nghiệp tử năng thừa.
(Ý nghĩa: ơn vua, phận làm bề tôi phải trả
Sự nghiệp của cha, phận làm con phải kế thừa)
Vua hài lòng với câu đối và tha tội vô lễ cho Cao Bá Quát.

Cao Bá Quát đối đáp với vua

Khi vua Minh Mạng tuần du, vua đến Hồ Tây ngắm cảnh. Lúc này, đoàn xa giá của vua gây huyên náo khắp vùng, dân chúng bèn tránh đi cả. Tuy vậy, quân lính của vua lại thấy một cậu bé trần truồng, thoải mái bơi lội.
Quân lính đã bắt trói cậu bé ấy rồi giải đến trước mặt vua. Cậu bé nói với vua rằng mình tên Cao Bá Quát, vốn là học trò. Bởi vì trời nắng quá nóng nên xuống hồ tắm.
Vua nghe cậu là học trò bèn ra câu đối để thử tài. Nếu cậu không đáp được thì sẽ phải chịu tội. Vua Minh Mạng ra câu đối như sau:
Nước trong leo lẻo, cá đớp cá.
Cao Bá Quát đã đối lại như sau:
Trời nắng chang chang, người trói người.
Câu đối của Cao Bá Quát khiến vua hài lòng và ông được nhà vua tha tội.

Chế nhạo thầy Lý

Tương truyền, ngôi làng Cao Bá Quát sinh sống có viên quan lý trưởng hay tham nhũng. Tuy nhiên, dân làng vì sợ quan mà không dám lên tiếng. Vào một dịp nọ, một đôi voi thờ được dựng trước cửa đình.
Cao Bá Quát đi ngang qua bèn sáng tác luôn bài thơ, được viết ngay trên lưng voi như sau:
Khen ai rõ khéo đắp đôi voi.
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi.
Chỉ có cái kia sao chẳng đắp.
Hay là thầy Lý bớt đi rồị.
Quan Lý trưởng biết được, giận lắm nhưng không làm gì được Cao Bá Quát.

Cao Bá Quát kết bạn Nguyễn Văn Siêu

Cao Bá Quát có một người bạn thân là danh sĩ Nguyễn Văn Siêu. Trước khi ông kết bạn với Nguyễn Văn Siêu đã nghe tiếng ông Siêu dạy học. Vì vậy, Cao Bá Quát giả làm học trò rồi xin vào học.
Thuở ấy, Nguyễn Văn Siêu nhà còn rất nghèo, phải ngồi dạy học trên chiếc chõng tre cũ kỹ. Ông Nguyễn Văn Siêu bèn ra một câu đối để thử tài Cao Bá Quát. Nếu Cao Bá Quát đối đáp được thì ông mới nhận. Câu đối có nội dung như sau:
Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két.
Cao Bá Quát không cần suy nghĩ mà đối đáp lại như sau:
Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ.
Nguyễn Văn Siêu rất khâm phục tài năng của Cao Bá Quát và mời ông vào nhà. Về sau, Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thường xuyên qua lại, giao lưu văn thơ.

>> Bạn có muốn biết thêm về danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã xây dựng tháp Bút, đài Nghiên.

Những câu thơ hay của Cao Bá Quát

Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc một số câu thơ hay của Cao Bá Quát. Hai câu thơ được ông sáng tác khi ông bị bắt giam vào ngục như sau:
Một chiếc cùm lim chân có đế,
Ba vòng dây xích bước còn vương.
Trước khi Cao Bá Quát phải thụ hình, ông đã ngâm 2 câu thơ sau:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp.
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
Ngoài ra, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc một đoạn thơ hay trong bài Đề sát viện Bùi công “Yên Đài anh ngữ” khúc hậu như sau:
Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự.
Hữu như xích hoạch lượng thiên địa.
Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn.
Thuỷ giác lục hợp hà mang mang.
Hướng tích văn chương đẳng nhi hí.
Thế gian thuỳ thị chân nam tử.
Uổng cá bình sinh độc thư sử.
Bản dịch của Trúc Khê:
Nhai văn nhả chữ buồn ta,
Con giun còn biết đâu là cao sâu.
Tân Gia từ vượt con tàu,
Mới hay vũ trụ một bầu bao la.
Giật mình khi ở xó nhà,
Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi.
Không đi khắp bốn phương trời,
Vùi đầu án sách uổng đời làm trai.

Tưởng nhớ công lao

Cao Bá Quát là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 19. Để tưởng nhớ công lao của ông, dòng họ Cao, nhân dân địa phương và chính phủ đã cho xây dựng khu tưởng niệm Cao Bá Quát. Công trình này được khởi công vào năm 2009 và khánh thành vào năm 2011.
Vào ngày 16 tháng 3 năm 2016, khu tưởng niệm Cao Bá Quát chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngoài ra, tên của Cao Bá Quát còn được sử dụng để đặt tên cho các con đường nổi tiếng như:
Đường Cao Bá Quát thuộc An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Đây là một con đường ngắn cắt với đường Nguyễn Thông.
Tại Hà Nội, đường Cao Bá Quát tọa lạc ở phường Điện Biên, quận Ba Đình. Con đường này khá dài, cắt với đường Nguyễn Thái Học và đường Lê Duẩn.

>> Ngoài Cao Bá Quát, Chu Văn An cũng là một danh sĩ nổi tiếng và được tôn thờ tại Văn miếu. Xem thêm cuộc đời và sự nghiệp của Chu Văn An .

Một số câu hỏi thường gặp FAQ

Câu hỏi 1: Cao Bá Quát là người như thế nào?
Câu trả lời: Cao Bá Quát là người thẳng thắn, ngông nghênh, khí phách, không chịu cúi đầu trước những thói xấu của cuộc đời. Cá tính của ông được thể hiện trong thơ văn và các câu chuyện được lưu truyền.
Câu hỏi 2: Cao Bá Quát quê ở đâu?
Câu trả lời: Cao Bá Quát quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ngày nay, khu vực này thuộc xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Câu hỏi 3: Cao Bá Quát mất trong cuộc khởi nghĩa nào?
Câu trả lời: Cao Bá Quát mất năm 1855, trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, còn có tên gọi khác là cuộc nổi dậy Cao Bá Quát.
Câu hỏi 4: Cao Bá Quát là danh sĩ đời nào sau đây?
Câu trả lời: Cao Bá Quát là danh sĩ đời vua Tự Đức, thuộc triều đại nhà Nguyễn.
Câu hỏi 5: Cao Bá Quát mất trong hoàn cảnh nào?
Câu trả lời: Cao Bá Quát mất trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương đang diễn ra. Trong trận chiến ở vùng núi Yên Sơn, Cao Bá Quát bị Đinh Thế Quang bắn chết.
Họ Là Ai vừa gửi đến bạn đọc cuộc đời, sự nghiệp, những thành tựu của danh nhân Cao Bá Quát. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Hãy để lại bình luận chia sẻ cảm nghĩ của bạn bên dưới.
Các nguồn tài liệu tham khảo:
  • Sách Đại Nam Liệt truyện.
  • Sách Thơ - Văn Cao Bá Quát.
  • Sách Đại Nam Thực Lục tập 23.

TrendingTrang chủ