Carthage là gì? Đế quốc cổ đại từng chiến thắng người La Mã

Nguyễn Minh Khánh
tháng 7 12, 2023
Last Updated

 Carthage là một trong những đế chế vĩ đại nhất thời cổ đại, kẻ địch mạnh nhất của đế chế La Mã. Vậy, đế chế này có nguồn gốc lịch sử như thế nào? Cùng khám phá, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, quân đội của đế quốc này qua bài viết dưới đây.

Carthage là gì? Nguồn gốc lịch sử Carthage

Carthage là một thành bang hay đế quốc cổ đại tồn tại từ năm 814 TCN đến 146 TCN, với trung tâm là thành phố Carthage.

Vào thời cổ đại, Carthage khởi nguồn chỉ là một thành phố thuộc địa của nền văn minh Phoenicia. Vào năm 814 TCN, nữ hoàng Dido (hay Elissar) lưu vong của Phoenician cùng với các người dân không chịu được ách cai trị hà khắc của bạo chúa Pygmalion đã sáng lập thành phố này. 

Trên thực tế, Elissar và em trai là Pygmalion đều là người thừa kế hợp pháp của Phoenicia. Tuy nhiên, Pygmalion đã giết chết chồng của Elissar để chiếm lấy ngôi báu. Tính mạng của nữ hoàng cũng bị đe dọa. Chính vì vậy, nữ hoàng Elissar đã bí mật rời khỏi Týros đến thành lập "thành phố mặt trời" Carthage. Sau này, vị nữ hoàng tài năng đã tập hợp hơn 300 thành phố khác vào lãnh thổ tạo nên đế chế Carthage vĩ đại.

Với vị trí chiến lược cạnh Vịnh Tunis, Carthage nhanh chóng phát triển thành một thành bang thịnh vượng sôi động, giàu có và có ảnh hưởng lớn thông qua thương mại.

thành phố Carthage
Thành phố Carthage


Với cơ sở hạ tầng phát triển và hệ thống thương mại rộng lớn, Carthage đã xây dựng nên đế chế thương nghiệp độc đáo. Thành phố này kiểm soát phần lớn các tuyến đường biển Địa Trung Hải và là trung tâm giao dịch quan trọng cho việc buôn bán hàng hóa như đồ lụa, gia vị, và ngọc bích. Dần dần, Carthage thoát khỏi Phoenicia, phát triển thành một thành phố lớn với các khu định cư như Aradus, Byblos, Berytus, Sidon, Serepta và Tyre.

Người Carthaginian tận dụng địa hình ven biển và các hòn đảo nhỏ để phát triển hải cảng. Họ cũng sử dụng thế mạnh về hải quân, thương mại để chiến tranh xâm lược các quốc gia khác trong khu vực Địa Trung Hải. Ngày nay, lãnh địa của vương quốc cổ đại này thuộc nước Tunisia.

Văn hóa - Kiến trúc - Tôn giáo

Vượt qua sức mạnh kinh tế, Carthage đã trỗi dậy như một trung tâm văn hóa, hòa nhập những ảnh hưởng đa dạng từ các tương tác với nhiều nền văn minh khác nhau. Nguồn cảm hứng cho họ đến từ các nền văn hóa như Phoenicia, Ai Cập, Hy Lạp và người bản địa. Người Carthage đã nuôi dưỡng bản sắc văn hóa riêng biệt thể hiện rõ nét trong nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo và quy tắc xã hội.

Những bức tranh lát mosaic phức tạp trang trí các sàn nhà và đền thờ ở thành phố Carthage đã thể hiện tài năng của những nghệ nhân thủ công thời đó. Những bức tranh này miêu tả các cảnh từ cuộc sống hàng ngày, truyền thuyết thần thoại và các nghi lễ tôn giáo.

Từ đó, chúng mang lại cho chúng ta cái nhìn quý giá về xã hội Carthage. Kiến trúc nổi tiếng nhưng cũng gây tranh cãi nhất của đế quốc Carthage chính là Tophet. Đây là nơi dành riêng cho các nghi lễ tôn giáo và cả hiến tế trẻ em. Ngoài ra, pháo đài Byrsa được biết đến như trung tâm văn hóa, là nơi mà nữ hoàng sáng lập Carthage lần đầu tiên đặt chân đến.

Về mặt tôn giáo, người Carthage theo tôn giáo đa thần. Trong đó, Ba'al Hammon và nữ thần Tanit là hai vị thần tối cao. Hằng năm, các nghi lễ phức tạp được tổ chức để làm hài lòng các vị thần này và đảm bảo sự thịnh vượng cho vương quốc. Tuy nhiên, việc thực hiện hiến tế trẻ em trong các nghi lễ là một khía cạnh gây tranh cãi trong tôn giáo Carthage.

Sức mạnh quân sự của Carthage

Quân đội Carthage là một lực lượng quân sự với hạm đội tàu chiến mạnh mẽ và đội ngũ binh lính hùng hậu đa phần là các đội quân đánh thuê đến từ các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến đội quân voi chiến do tướng Hannibal Barca lãnh đạo đã từng khiến quân đội La Mã phải khiếp sợ. 

Về phương diện phòng thủ, Carthage đã xây dựng một hệ thống phòng thủ bao gồm các bức tường đá cao, hệ thống dự trữ nước lớn.

Carthage


Với thế mạnh về quân sự, Carthage đã mở rộng lãnh thổ đến Tây Ban Nha, Sicily và các vùng lãnh thổ khác. Trong đó, hạm đội hải quân của Carthage đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững và mở rộng đế chế.

Dù có thế mạnh về quân sự nhưng người Carthage ít quan tâm đến chiến tranh cho đến khi cuộc chiến Punic diễn ra. Đây là cuộc chiến lớn nhất và ác liệt nhất trong lịch sử cổ đại diễn ra giữa Carthage và đế quốc La Mã.

Vì sao đế chế Carthage sụp đổ?

Năm 146 TCN, đế chế Carthage sụp đổ. Vậy, tại sao Carthage lại bị xóa sổ? Những nguyên nhân chính như sau:

  • Đế chế Carthage đã tham gia vào 3 cuộc chiến Punic với đế chế La Mã. Cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ và gây ra nhiều thiệt hại cho cả hai bên. Dù Carthage có thiên tài quân sự Hannibal giúp họ chiến thắng vài lần. Tuy nhiên, vào cuộc chiến Punic lần thứ 3, người Carthage đã thua cuộc. Đế quốc La Mã đã tàn phá thành phố Carthage và đế quốc Carthage chính thức sụp đổ,
  • Carthage và La Mã là hai đế chế lớn nhất trong khu vực vào thời điểm đó. Sự cạnh tranh giữa hai nền văn minh này là không thể tránh khỏi. Trong khi đế quốc La Mã ngày càng lớn mạnh thì Carthage ngày càng yếu dần.
  • Carthage chủ yếu hoạt động thương mại dựa vào việc kiểm soát các tuyến đường biển. Tuy nhiên, các cuộc chiến Punic đã khiến Carthage không còn giữ vững được khả năng kinh tế của mình.

Sự kết hợp của những yếu tố trên đã dẫn đến việc sụp đổ của Carthage. Chiến tranh kéo dài, cạnh tranh với La Mã, suy giảm tài nguyên và phá vỡ đế chế này. Cuối cùng, vào năm 146 TCN, quân đội La Mã đã tiến công và hủy diệt thành phố Carthage, đánh dấu sự kết thúc của đế chế một thời từng hùng mạnh.

Di sản

Carthage đã sụp đổ nhưng di sản của nó vẫn tiếp tục tồn tại. Những di tích của người Carthage đã ảnh hưởng đến các nền văn minh sau này sinh sống trên vùng đất đó như Byzantine và người Ả Rập. Carthage bị hủy diệt đã mở đường cho đế quốc La Mã tiếp tục phát triển trở thành một trong những nền văn minh cổ đại lớn nhất.

Hơn nữa, câu chuyện về sự sụp đổ của Carthage là bài học cho chúng ta rằng không có đế quốc nào dám chắc sẽ tồn tại mãi mãi. Giữa hai đế quốc lớn rất dễ xảy ra xung đột và có thể biến thành chiến tranh bất cứ lúc nào.

Như vậy, Họ Là Ai vừa gửi đến bạn những thông tin thú vị về đế quốc cổ đại Carthage. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại và hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo:

  • "Carthage Must Be Destroyed", tác giả Richard Miles.
  • "The Fall of Carthage", tác giả Adrian Goldsworthy.

TrendingTrang chủ