Thánh Gióng có thật không? Bằng chứng từ tư liệu lịch sử

Nguyễn Minh Khánh
tháng 4 15, 2024
Last Updated

Thánh Gióng một trong tứ bất tử, vô cùng quen thuộc trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. Tuy nhiên, câu hỏi về việc Thánh Gióng có thật không vẫn là đề tài tranh luận bao lâu nay. Bài viết này sẽ phân tích sâu về vấn đề này dựa trên các nguồn tài liệu lịch sử.

Thánh Gióng có thật không?

Thánh Gióng có thật không?


Thánh Gióng, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Phù Đổng Thiên Vương hay Sóc Thiên Vương, là nhân vật quen thuộc nhưng gây tranh cãi liệu nhân vật Thánh gióng có thật trong lịch sử không? Nếu xét trên phương diện tư liệu lịch sử thì câu trả lời là có. Những bằng chứng chứng minh Thánh Gióng có thật như sau:

Truyền thuyết về Thánh Gióng được ghi chép trong nhiều tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử ký toàn thư và Việt điện u linh tập. Trong đó, tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư không phải là dã sử mà là chính sử, được viết bởi các sử gia xuất chúng như Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu. Vì vậy, Thánh Gióng được xem như nhân vật lịch sử có thật.

Thời nhà Lý, vua Lý Công Uẩn đã tôn phong Thánh Gióng là Xung Thiên Thần Vương, công nhận ngài là vị chính thần, được thờ phụng. Ngoài ra, Thánh Gióng cũng được cho là một thần tre được thờ ở Dạ Lang.

Bằng chứng Thánh Gióng không có thật?

Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu lịch sử và sự phân tích kỹ lưỡng, cũng có những bằng chứng cho thấy Thánh Gióng có thể không phải là một nhân vật lịch sử có thật.

Vì bản chất huyền bí và mang tính thần thoại của câu chuyện Thánh Gióng, nên có nhiều quan điểm và tranh luận xung quanh nhân vật này. Có ý kiến cho rằng đây chỉ là một truyền thuyết được lưu truyền và sáng tạo qua nhiều thế hệ, nhằm mục đích giáo dục, truyền bá các giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau.

Điểm thứ hai phản biện việc Thánh Gióng là nhân vật không có thật đến từ động cơ xâm lược của nhà Ân (Trung Quốc). Truyền thuyết về Thánh Gióng đánh bại quân giặc Ân (ở vùng Đông Bắc Trung Quốc) là một điều khó hiểu về mặt lịch sử. Theo đó, một số học giả cho rằng triều đại nhà Ân không có lý do chính trị hay kinh tế để điều quân từ Hà Nam, Trung Quốc, vượt qua nhiều bộ lạc khác, tiến vào  vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách xa tới 2000 km.

Bản đồ nhà Ân Thương
Bản đồ nhà Ân Thương Trung Quốc



Theo các nghiên cứu gần đây, niên đại của các đời vua Hùng không kéo dài tới hàng nghìn năm như truyền thuyết mà chỉ vào khoảng 400 năm, tương ứng với văn hóa Đông Sơn, kết thúc vào khoảng năm 258 trước Công nguyên.

Một số học giả cho rằng truyền thuyết về Thánh Gióng có nhiều điểm tương đồng với những câu chuyện thần thoại khác. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về nguồn gốc và tính xác thực của nhân vật Thánh Gióng. Vậy, chúng ta là con cháu vua Hùng, nên tin hay không tin Thánh Gióng có thật.

Nên tin hay không tin vào truyền thuyết Thánh Gióng?

Bên cạnh những tranh luận về tính xác thực lịch sử, truyền thuyết Thánh Gióng vẫn có giá trị văn học và giáo dục sâu sắc. Đây là một truyền thuyết dân gian, phản ánh niềm tin và ước mơ của người dân Việt Nam về một vị anh hùng cứu nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Hình ảnh Thánh Gióng tượng trưng cho lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam. Dù câu chuyện có phải là sự thật hay không, Thánh Gióng vẫn mãi là một biểu tượng văn hóa và lịch sử quan trọng của Việt Nam

Theo tôi, vì Thánh Gióng đã được vua sắc phong thần, đã được tôn thờ qua hàng ngàn năm nên chúng ta cần kính trọng và tôn thờ ngài. Thứ nhất là để lưu lại bài học giáo dục lòng yêu nước cho con trẻ. Thứ hai, nhắc nhở tinh thần chống giặc ngoại xâm đôi khi đã trở thành đức tin của người Việt ta.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau đi tìm câu trả lời cho vấn đề còn nhiều tranh cãi Thánh Gióng có thật không? Hy vọng Holaai sẽ còn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo:

  • Đại Việt Sử Ký toàn thư.
  • Việt Điện u linh tập.
  • Lĩnh Nam chích quái.

TrendingTrang chủ