Truyền thuyết Thánh Gióng - Tóm tắt, kể chuyện, ý nghĩa sâu sắc

Nguyễn Minh Khánh
tháng 1 18, 2024
Last Updated

Truyền thuyết Thánh Gióng là câu chuyện nêu cao tấm gương chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Vậy, cụ thể truyền thuyết này ra sao? Tóm tắt, kể lại câu chuyện và bài học ý nghĩa sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc qua bài viết sau đây.

>> Bài viết này có sẵn ngôn ngữ tiếng Anh.

Tóm tắt Thánh Gióng

truyền thuyết Thánh Gióng


Câu chuyện kể về truyền thuyết Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương vào thời vua Hùng thứ sáu. Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện này như sau:

Vào thời Hùng Vương thứ sáu, một người phụ nữ sáu mươi tuổi phát hiện những dấu chân khổng lồ trong vườn. Bà đặt chân ướm thử vào dấu chân đó và có thai. Bà sinh ra một đứa bé tên là Gióng. Thế nhưng, Gióng đã 3 tuổi những vẫn chỉ nằm ăn, không biết nói, bò hay đi lại

Lúc đó, nước nhà bị giặc Ân xâm lược, các tướng sĩ của vua Hùng đều bại trận. Vua Hùng sai sứ giả tìm người cứu nước. Thế rồi, mẹ Gióng bàng hoàng khi con trai cất tiếng nói mời sứ giả đến.

Gióng xin vua chuẩn bị cho mình ngựa, kiếm, giáp và mũ sắt rồi sẽ phá giặc. Vua Hùng nhận lời. Còn Gióng ở nhà, ăn uống thật nhiều. Càng ăn nhiều, Gióng càng lớn nhanh, vóc dáng to lớn oai vệ. Khi binh sĩ đem những vật phẩm mà Gióng yêu cầu đến, gióng cưỡi ngựa sắt  tung hoành chiến trường, đánh bại quân giặc Ân chỉ trong nửa ngày.

Sau chiến thắng, Gióng quỳ lạy mẹ rồi cùng ngựa sắt bay về trời. Để ghi nhớ công lao, vua Hùng lập đền thờ Gióng, phong tước hiệu Phù Đổng Thiên Vương.

Kể chuyện Thánh Gióng

Dưới thời của vị vua Hùng thứ sáu, có một phụ nữ tuổi đã 60 tuổi nhưng sống độc thân, không có gia đình gì cả. Một sớm mai, khi đến thăm ruộng vườn, bà bất ngờ phát hiện dấu chân khổng lồ đã làm hỏng các luống cà. Bà không khỏi kinh ngạc thốt lên rằng

Trời ơi! Dấu chân ai lại to lớn đến thế!

Trong lúc tò mò, bà thử đặt chân mình vào dấu chân kỳ lạ đó và một cơn ớn lạnh tràn khắp người bà. Kể từ đó, bà mang thai rồi sinh ra một bé trai mũm mĩm được đặt tên là Gióng. Tuy nhiên, dù đã ba tuổi, Gióng vẫn chỉ nằm, không biết ngồi hay bò, cũng biết nói hay cười.

Cũng trong khoảng thời gian đó, giặc Ân xâm lược đất nước chúng ta. Dưới sự chỉ huy của Ân vương, chúng tiến hành phá hoại, cướp bóc và giết chóc khắp nơi. Nhiều phen quân đội của Hùng Vương đã đối đầu với chúng nhưng đều thất bại. Vua Hùng lo lắng, vội vàng sai sứ giả đi khắp nơi tìm kiếm tướng tài cứu nước.

Một ngày nọ, vị sứ giả ấy đến làng nơi mà Gióng ở, loan báo thông tin về việc tìm người tài giúp vua. Nghe thấy tiếng loa, bà mẹ của Gióng nói đùa với con rằng: 

Con yêu, con chậm chạp như vậy, còn chẳng biết nói thì khi nào mới có thể ra trận giúp vua chứ?

Chẳng ngờ, Gióng đột nhiên nói:

Mẹ hãy mời sứ giả đến đây cho con.

Sau đó Gióng lại im lặng. Bà mẹ vô cùng ngạc nhiên bởi lẽ gióng đã 3 năm chưa nói một câu. Thế rồi, bà bèn kể sự việc này với hàng xóm láng giềng. Sau đó, họ quyết định mời sứ giả đến để xem Gióng muốn gì.

Khi sứ giả đến hỏi Gióng muốn gặp mình vì lý do gì, cậu bé điềm tĩnh đáp lại:

Xin vua chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt, một thanh kiếm sắt, một áo giáp sắt và một mũ sắt, ta sẽ giúp đánh lui quân giặc cho.

Mọi người không khỏi ngỡ ngàng trước câu trả lời của Gióng, cho là thần linh xuất hiện. Thế là, sứ giả nhanh chóng quay về báo cáo với vua Hùng. Vua Hùng rất vui mừng và ra lệnh cho thợ rèn tập trung tất cả sắt để chế tạo ngựa, kiếm, giáp và mũ theo yêu cầu của Gióng. Các trang bị này được rèn xong nhưng nặng đến mức không tượng. Phải cần đến hàng chục người mới có thể di chuyển được thanh kiếm. Vua Hùng phải huy động hàng nghìn quân sĩ để vận chuyển chúng đến cho Gióng.

Khi tin tức về đoàn quân sĩ mang ngựa sắt đang tiến đến làng, mẹ Gióng lo lắng chạy về nhà báo tin cho con:

Con ơi! Việc của nhà vua không phải trò đùa đâu. Bây giờ quân sĩ đã đến gần rồi, con tính sao đây?".

Nghe vậy, Gióng đột nhiên ngồi dậy rồi trấn an mẹ:

Việc chiến đấu mẹ đừng có lo, nhưng con cần phải ăn thật nhiều mới có sức mà đánh giặc.

Mẹ Gióng vội vàng nấu cơm cho Gióng ăn. Thế nhưng cứ mỗi nồi cơm chín là Gióng liền ăn sạch. Với mỗi nồi cơm ăn vào, Gióng lại lớn thêm một chút nhưng mà vẫn còn đói. Cậu càng ăn thì càng lớn nhanh chóng, trở thành một chàng trai cao lớn và mạnh mẽ. Khi gạo trong nhà hết, bà mẹ đi kêu gọi sự giúp đỡ từ hàng xóm. Mọi người trong làng đều nhiệt tình mang gạo, khoai, thịt trâu, rượu, trái cây và bánh kẹo đến chiêu đãi. Nhưng dù đem đến bao nhiêu, Gióng cũng ăn hết bấy nhiêu.

Sau đó, Gióng nói tiếp với người mẹ:

Mẹ hãy tìm vải để cho con may trang phục.

Vậy là dân làng liền nối gót nhau đem vải lụa đến để tạo trang phục cho Gióng. Tuy nhiên, thể hình của Gióng ngày càng phát triển một cách thần kỳ, khiến cho những bộ quần áo vừa hoàn thiện đã nhanh chóng trở nên chật chội. Thế là, họ phải thêm vải vào để may rộng ra. Chẳng mấy lúc, đỉnh đầu của Gióng đã vươn tới nóc nhà.

Trong khi mọi người còn đang sững sờ thì lúc ấy, binh sĩ đã vất vả mang đến ngựa, kiếm, giáp, và mũ sắt. Gióng bước khỏi nhà, duỗi người một cách uy nghi, cao lớn hơn bao giờ hết, chân dài vượt qua một trượng, phát ra tiếng hô vang dội như sấm:

Ta chính là vị tướng nhà trời!

Ngay sau đó, Gióng khoác lên mình bộ giáp sắt, đội mũ sắt, cầm kiếm quay một vòng quanh. Gióng chào tạm biệt mẹ và người dân, nhảy vọt lên lưng chiến mã. Bỗng nhiên, con ngựa sắt nhấc mình lên, phun ra một ngọn lửa đỏ rực. Gióng thúc ngựa phi nhanh, băng qua núi, băng qua rừng. Trong nháy mắt, Gióng đã lao đến khu vực phe địch đang cắm trại ở trong rừng. Kiếm của Gióng rút ra, lao mình vào kẻ địch. Kẻ thù lao đến đâu, bị Gióng đánh gục đến đấy. Ngựa sắt hí vang trời, phun lửa thiêu rụi hàng loạt doanh trại, cả một vùng rừng núi chìm trong biển lửa.

Dẫu vậy, thủ lĩnh quân nhà Ân vẫn cố gắng chống trả, hét lớn triệu tập binh lính. Nhưng càng chiến đấu, Gióng càng mạnh mẽ, xác quân địch nằm la liệt. Đột nhiên, thanh kiếm của Gióng gãy đôi. Thế là Gióng nhanh tay nhổ những bụi tre bên đường quật mạnh vào đám quân thù đang cố thủ. Chỉ trong chốc lát, quân địch đã hoảng loạn, bỏ chạy tứ phía. Cuối cùng, giặc Ân bị Gióng  đánh cho tan tác. Phần còn lại của quân địch xin hàng, quân đội của Hùng Vương cùng dân chúng chỉ việc tiến lên trói gọn chúng.

Chưa đầy nửa ngày, Gióng đã xử lý xong họa ngoại xâm đe dọa đất nước. Khi ấy, Gióng cùng ngựa đã đến gần núi Sóc Sơn. Gióng liền tháo giáp, bỏ mũ, quỳ lạy mẹ rồi cùng ngựa bay thẳng lên trời cao. Sau chiến thắng vang dội ấy, để tưởng nhớ công lao của người hùng, vua Hùng đã ra lệnh xây dựng đền thờ tại quê hương Gióng và phong cho chàng danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương.

>> Thánh Gióng có thật không?

Ý nghĩa

Câu chuyện về Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương có ý nghĩa khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, khát vọng bảo vệ quê hương, thể hiện sức mạnh đoàn kết, tinh thần cộng đồng. Qua câu chuyện, người Việt Nam thời xưa ý thức sâu sắc về việc bảo vệ đất nước trước ngoại xâm.

Dân làng ủng hộ thức ăn, vải vóc. Còn vua Hùng tin tưởng mà chuẩn bị cho gióng đầy đủ áo sắt, mũ sắt, ngựa sắt, kiếm sắt. Những điều này đều chứng tỏ tinh thần đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm của người Việt Nam. Ngoài ra, câu chuyện Thánh Gióng còn khẳng định giá trị sống của lòng đạo đức, lý tưởng cao cả. Gióng ra trận vì nghĩa lớn cứu nước, chẳng hề yêu cầu phong thưởng. Sau khi thắng trận, gióng quỳ lạy mẹ thể hiện lòng hiếu thảo rồi bay về trời.

>> Có thể bạn muốn biết về sự tích cũng xảy ra vào thời vua Hùng thứ sáu. Xem ngay Sự tích bánh chưng bánh giầy.

Như vậy, Họ Là Ai vừa gửi đến bạn truyền thuyết Thánh Gióng cùng với những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hãy úng hộ chúng tôi bằng cách theo dõi các bài viết tiếp theo.

TrendingTrang chủ