Nhà Nguyên Trung Quốc - Sự hình thành và nguyên nhân sụp đổ

Nguyễn Minh Khánh
tháng 5 04, 2023
Last Updated

 Nhà Nguyên Trung Quốc là một triều đại mà người Mông Cổ cai trị lãnh thổ Trung Quốc. Triều này đã hình thành như thế nào? Nguyên nhân sụp đổ là gì? Danh sách các vị vua nhà Nguyên Trung Quốc

Sự hình thành

Nhà Nguyên Trung Quốc hay Đại Nguyên được hình thành từ việc đế quốc Mông Cổ hoàn tất quá trình xâm lược Trung Hoa. Năm 1271, Hốt Tất Liệt trở thành Khả Hãn Mông Cổ, đổi tên đế quốc thành Đại Nguyên. Như vậy, Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) chính là vị vua đầu tiên của nhà Nguyên Trung Quốc. Lần đầu tiên, dân tộc Mông Cổ trị vì Trung Hoa mà không phải người Hán.

nhà nguyên Trung Quốc


Hốt Tất Liệt đã thành lập một chính quyền mới và xây dựng một hệ thống quản lý quốc gia theo phong cách của mình. Trong suốt thời gian tồn tại, triều đại này đã diễn ra nhiều xung đột nội bộ và tiến hành các cuộc xâm lược các quốc gia khác như Đại Việt, Cao Ly, Nhật Bản,...

Các vị vua nhà Nguyên Trung Quốc

Sau khi Hốt Tất Liệt lên ngôi, ông ban miếu hiệu cho các vị Khả Hãn đời trước của đế quốc Mông Cổ. Tuy nhiên, trên thực tế, triều đại nhà Nguyên Trung Quốc chỉ có 11 đời vua theo thứ tự như sau:

  • Hốt Tất Liệt - Nguyên Thế Tổ
  • Thiết Mộc Nhĩ - Thành Tông
  • Hải Sơn (Khayisan) - Vũ Tông
  • Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt (Ayurbarwada) - Nhân Tông
  • Thạc Đức Bát Lạt (Shidibala) - Anh Tông
  • Dã Tôn Thiết Mộc Nhĩ (Yesün Temür) - Thái Định Đế
  • A Tốc Cát Bát (Arigabag) - Thiên Thuận hoàng đế.
  • Đồ Thiết Mộc Nhĩ (Töbtemür) - Văn Tông.
  • Hòa Thế Lạt (Kusala) - Minh Tông. 
  • Ý Lân Chất Ban (Rinchinbal ) - Ninh Tông
  • Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ (Toghon Temür) - Huệ Tông (Nguyên Thuận Đế).

Phạm vi lãnh thổ

Dưới thời vua Nguyên Vũ Tông, lãnh thổ nhà Nguyên đạt đến diện tích lớn nhất trong lịch sử phía tây bao gồm Thổ Phồn, tây nam gồm Tây Tạng, phía nam bao gồm cả Vân Nam, Đại Lý, phía đông giáp ranh với biển Nhật Bản, phía Bắc kéo dài đến hồ Baikal. Đặc biệt, nhà Nguyên còn là quốc gia đứng đầu trong số các quốc gia được thành lập bởi người Mông Cổ gồm: Hãn Quốc Sát Hợp Đài, Hãn Quốc Y Nhi, Hãn Quốc Kim Trướng.

Chính sách cai trị

Nhà Nguyên đã chọn Bắc Kinh làm kinh đô, tổ chức bộ máy chính quyền quan liêu tập trung. Trong đó, nhà vua đồng thời là Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ có quyền lực cao nhất được bầu chọn từ hội nghị kurultai giữa các hoàng tộc Mông Cổ. Hốt Tất Liệt đã cố gắng thiết lập chế độ truyền ngôi cha truyền con nối bằng cách lập thái tử Chân Kim. Tuy nhiên, Chân Kim lại mất sớm khiến dự định này không thể thành sự thật.

Chính sách cai trị của triều Nguyên được kế thừa chính sách cai trị triều Tống. Trong đó, Trung Thư tỉnh quản lý chính vụ, Xu mật viện cai quản binh quyền. Tuy nhiên, chính sách cai trị dựa theo Hán pháp và dựa theo luật của người Mông Cổ thường xuyên xảy ra xung đột. Dù vậy, người Mông Cổ vẫn chưa bao giờ bị hoàn toàn Hán hóa.

Đặc biệt, triều đình nhà Nguyên Trung Quốc rất ít mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài. Thay vào đó, họ dựa vào đề cử các tư lại, thế tập (cha truyền con nối).

Chính sách đối ngoại 

Triều đình nhà Nguyên thường yêu cầu một số quốc gia láng giềng phải thần phục. Nếu họ không chấp nhận thì nhà Nguyên cử binh đi xâm lược. Một số quốc gia từng phải hứng chịu sự xâm lược của quân Mông Nguyên bao gồm: Cao Ly, Đại Việt, Nhật Bản, Đại Lý,... Trong đó, quân đội Mông Nguyên gặp phải thất bại trong cuộc chiến với Đại Việt, Nhật Bản. Về phần nước Cao Ly đã trở thành nước phiên thuộc của đế quốc.

Nhà Nguyên tạo điều kiện giữ gìn và phát triển con đường Tơ Lụa, góp phần thúc đẩy giao lưu thương mại giữa các quốc gia. Đặc biệt, Đại Nguyên ủng hộ chính sách tự do tôn giáo cho phép dân chúng quyền tự do tín ngưỡng.

Quân Nguyên Mông

quân Nguyên Mông


Quân đội của nhà Nguyên được người Việt Nam gọi là quân Nguyên Mông. Đội quân này bao gồm cả người Trung Hoa và người Mông Cổ gồm có 4 đẳng cấp sau: Tham mã xích quân, Tân phụ quân, Hán quân và Mông Cổ quân. Trong đó, Mông Cổ quân chủ yếu là kỵ binh người Mông Cổ. Tham mã xích quân cũng là kỵ binh nhưng có binh sĩ người Hán. Hán quân và Tân phụ quân chủ yếu là bộ binh. Ngoài ra, quân Nguyên Mông còn có thủy quân và pháo quân.

Nguyên nhân sụp đổ

Vị vua cuối cùng của nhà Nguyên Trung Quốc là Nguyên Huệ Tông (còn gọi là Nguyên Thuận Đế). Năm 1368, Nguyên Huệ Tông rời bỏ kinh đô Bắc Kinh về lại thảo nguyên Mông Cổ tuyên cáo sự châm dứt của triều đại nhà Nguyên Trung Quốc. Chu Nguyên Chương là thủ lĩnh khởi nghĩa khăn đỏ lên ngôi hoàng đế lập nên nhà Minh thay thế nhà Nguyên cai trị Trung Quốc.

3 nguyên nhân chính sau đây đã dẫn đến sự sụp đổ của triều đại này:

  • Không có chế độ kế thừa ngôi vị hiệu quả dẫn đến tranh đoạt ngôi vị. Từ năm 1295 đến 1368, chỉ trong 70 năm, triều đại nhà Nguyên đã có đến 10 vị hoàng đế khác nhau.
  • Phân chia đẳng cấp dân chúng dựa theo sắc tộc. Trong đó, người Hán xếp cuối cùng trong 4 đẳng cấp. Điều này đã góp phần thúc đẩy người Hán ở phía Nam nổi dậy chống lại chính quyền.
  • Chế độ khoa cử rất ít được tổ chức dẫn đến thiếu hụt nhân tài quản lý đất nước.
  • Thất bại trong các cuộc chiến tranh xâm lược Nhật Bản, Đại Việt dẫn đến hao binh tổn tướng, quốc lực suy giảm.
Họ Là Ai vừa gửi đến bạn sự hình thành, các vị vua nhà Nguyên Trung Quốc và nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong. Hy vọng bạn đã có được đầy đủ các thông tin cần thiết và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sắp tới.
>> Có thể bạn muốn biết thêm về Nguyên Thuận Đế - vị vua cuối cùng của Đại Nguyên

Một số câu hỏi thường gặp

  • Nhà Nguyên Trung Quốc tồn tại bao nhiêu năm?
Nhà Nguyên Trung Quốc tồn tại 97 năm, từ năm 1271 đến 1368.
  • Quân Nguyên Mông là nước nào?
Quân Nguyên Mông là tên gọi của quân đội nước Đại Nguyên.

TrendingTrang chủ